Đỗ Hữu Toàn gửi vào
- 83057 lượt xem
1.Giới thiệu
Lấy nguồn cảm hứng từ bài viết C# (C Sharp) – Một cách điều khiển Arduino bằng máy tính của bạn Đinh Hồng Thái . Mình sẽ xây dựng phần tiếp theo của loạt bài giao tiếp với Arduino bằng máy tính thông qua C#, dựa trên công nghệ Window Form Application….Nói nghe nguy hiểm vậy, nhưng thực ra bài viết khá đơn giản…keke. Nội dung chính của bài này đó là: “Nhận dữ liệu từ Arduino đến máy tính, thông qua phần mềm tự tạo bằng C#” !!!!!
Thực ra nó cũng tương tự như Serial Monitor của Arduino IDE…nhưng nếu trong các cuộc thi, bạn sẽ không thể tự vỗ ngực rồi nói Serial Monitor là do mình tự tạo ra đc……Vì vậy, bạn hãy tự tạo phần mềm theo phong cách riêng của chính mình….!!!
2. Cách làm
Để làm được phần mềm này….các bạn phải có công cụ hỗ trợ đó là: Microsoft Visual Studio hoặc Visual C# - Một công cụ của các lập trình viên chuyên nghiệp (các bạn có thể xem lại bài C# (C Sharp) – Một cách điều khiển Arduino bằng máy tính của bạn Đinh Hồng Thái để biết thêm chi tiết nhé!). Sau khi cài đặt xong, triển thôi!
a. Phần giao diện
b. Phần code
using System; using System.Collections.Generic; using System.ComponentModel; using System.Data; using System.Drawing; using System.Linq; using System.Text; using System.Windows.Forms; // Thêm 3 em này vào là OK, để sài SerialPort using System.IO; using System.IO.Ports; using System.Xml; // Bắt đầu code namespace nhandulieuCOM { public partial class Form1 : Form { string InputData = String.Empty; // Khai báo string buff dùng cho hiển thị dữ liệu sau này. delegate void SetTextCallback(string text); // Khai bao delegate SetTextCallBack voi tham so string public Form1() { InitializeComponent(); // Khai báo hàm delegate bằng phương thức DataReceived của Object SerialPort; // Cái này khi có sự kiện nhận dữ liệu sẽ nhảy đến phương thức DataReceive // Nếu ko hiểu đoạn này bạn có thể tìm hiểu về Delegate, còn ko cứ COPY . Ko cần quan tâm serialPort1.DataReceived += new SerialDataReceivedEventHandler(DataReceive); string[] BaudRate = { "1200", "2400", "4800", "9600", "19200", "38400", "57600", "115200" }; comboBox2.Items.AddRange(BaudRate); } private void Form1_Load(object sender, EventArgs e) { comboBox1.DataSource = SerialPort.GetPortNames();// Quét các cổng COM đang hoạt động lên comboBox1 comboBox2.SelectedIndex = 3; // Set tí chế độ mặc đình cho nó nguy hiểm tí!!!! } // Cái này là chế độ làm tươi… Hiển thị trạng thái, các bạn xem lại bài của Đinh Hồng Thái để biết thêm chi tiết private void timer1_Tick(object sender, EventArgs e) { if (!serialPort1.IsOpen) { label5.Text = ("Chưa kết nối"); label5.ForeColor = Color.Red; } else if (serialPort1.IsOpen) { label5.Text = ("Đã kết nối"); label5.ForeColor = Color.Green; } } private void DataReceive(object obj, SerialDataReceivedEventArgs e) { InputData = serialPort1.ReadExisting(); if (InputData != String.Empty) { // textbox1 = InputData; // Ko dùng đc như thế này vì khác threads . SetText(InputData); // Chính vì vậy phải sử dụng ủy quyền tại đây. Gọi delegate đã khai báo trước đó. } } // Hàm của em nó là ở đây. Đừng hỏi vì sao lại thế. private void SetText(string text) { if (this.textBox1.InvokeRequired) { SetTextCallback d = new SetTextCallback(SetText); // khởi tạo 1 delegate mới gọi đến SetText this.Invoke(d, new object[] { text }); } else this.textBox1.Text += text; } // Cái dưới tương tự bài của Thái...tạo button mở và đóng Serial private void button2_Click(object sender, EventArgs e) { if (!serialPort1.IsOpen) { serialPort1.PortName = comboBox1.Text; serialPort1.BaudRate = Convert.ToInt32(comboBox2.Text); serialPort1.Open(); } } private void button1_Click(object sender, EventArgs e) { serialPort1.Close(); } } }
3. Kết quả
Và đây là thành quả:
Ở bài sắp tới. mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách xây dựng lại Serial Monitor bằng C# với đầy đủ chức năng nhận và gửi với giao diện Max Vip...Các bạn hãy chờ đón và ủng hộ mình bằng cách Rate Note bài nhé!!
Các bạn có thể tải về source code tại đây.
Chúc các bạn thành công và có nhiều những phát minh sáng chế trong tương lai!!!!