Joystick - Nút nhấn đa hướng

I. Mở đầu

Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng Joystick....Các bạn hãy để ý những nút di chuyển đa hướng trên những tay game PS, đó chính là Joystick, nó thường được ứng dụng trong tay game, tay điều khiển robot, cần gạt,....Vậy làm thế nào để sử dụng nó???

II. Giới thiệu về Joystick

Joystick hoạt động như nút di chuyển trên tay game PS. Bên trong Joystick là 2 biến trở (10K) có thể di chuyển tự do tới/lùi/trái/phải

Ngoài ra trong Joystick còn có 1 button nhận biết khi ta nhấn mạnh xuống.

Hiện nay, Joystick được áp dụng vào các module như Joystick Shield,...đặc biệt đặc biệt là Module Joystick. Nó khá nhỏ gọn và dễ sử dụng. Module Joystick hoạt động ở mức điện áp 5V. Để sử dụng được, chúng ta cần đọc giá trị ở các biến trở và nút nhấn trên các chân của module:

  • VRx hay X -> giá trị biến trở trục X
  • VRy hay Y-> giá trị biến trở trục Y
  • SW hay KEY -> giá trị nút nhấn

III. Đọc giá trị module Joystick

a. Kết nối

Ở đây mình kết nối chân 2 trên board Arduino để đọc giá trị nút nhấn, A0 để đọc biến trở trục X, A1 để đọc biến trở trục Y

b. Code

int bientroX = A0 ; 
int bientroY = A1 ; 
int button = 2;      
void setup ()
{
     pinMode(2, INPUT);
     pinMode(A0, INPUT);
     pinMode(A1, INPUT);
     Serial.begin(9600);
}
void loop ()
{
              int x = analogRead(bientroX);  // doc gia tri cua truc X
              int y = analogRead(bientroY);  // doc gia tri cua truc Y
              int KEY = digitalRead(button);  // doc gia tri cua nut nhan
              // Xuat ra cong Serial
              Serial.print("X="); Serial.println(x);
              Serial.print("Y="); Serial.println(y);
              Serial.print("KEY="); Serial.print(KEY); Serial.println();
              delay(200);//delay để ổn định hơn
      
}

III. Lời kết

Sau khi đã đọc các giá trị, các bạn có thể sử dụng  lệnh If..then...huyền thoại để điều khiển các thiết bị nhé!!! Chúc các bạn thành công!!

 

lên
26 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

HỆ ĐIỀU HÀNH MEDIA CENTER CHO Raspberry Pi - Đánh giá cá nhân của mình về Openelec (Open Embedded Linux Entertainment Center ) và OSMC ( Open-Source Media Center ).

Bài viết này, mình sẽ so sánh 2 hệ điều hành MediaCentrer cho Raspberry Pi là  Openelec (Open Embedded Linux Entertainment Center ) và OSMC ( Open-Source Media Center ).

lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lập trình Arduino không cần code với Visuino - Giới thiệu về Visuino - một cách làm khác

Được sự khai sáng và chấp thuận của anh Lê Quốc Chỉ, chạy theo phong trào viết bài nhiều phần cheeky của mấy tiền bối trong cộng đồng trong thời gian gần đây. Mình sẽ viết một chuỗi bài về lập trình Arduino không cần code với Visuino.

lên
30 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.