Giới thiệu cơ bản máy tính giá 2 tô phở - Raspberry Pi Zero

Nô, bạn đọc hem nhầm đâu. Với 120k VND (bằng ông Lincôn tờ 5$) là bạn đã có thể bỏ túi đúng nghĩa 1 máy tính có các khả năng cơ bản như lướt Youtube, chạy Office, lập trình Arduino, C hay Python. Ngoài ra bạn còn có 40 GPIO pin tha hồ nhấp nháy LED hay các ứng dụng IoT. Em nó chính là Raspberry Pi Zero với cấu hình điện nước như sau:

(Dịch từ https://www.raspberrypi.org/blog/raspberry-pi-zero/)

  • Broadcom BCM2835 1GHz ARM11 core (40% nhanh hơn Raspberry Pi 1)
  • 512MB LPDDR2 SDRAM
  • Khe cắm micro-SD card 
  • Ngõ mini-HDMI socket cho 1080p60 video
  • 1 micro-USB cho data
  • 1 micro-USB cho nguồn
  • Micro-USB sockets for data and power
  • 40 GPIO sao y Model A+/B+/2B (để trống)
  • Composite video header cho TV (để trống)

Ôkê, thực ra tui nói xạo 1 chút. 120k là chưa bao gồm phụ kiện như thẻ micro-SD, cáp nguồn, USB Hub, wifi dongle và cổng mini-HDMI. Cộng lại vẫn rẻ hơn 1 board mạch UNO chính hãng. (Hem so hàng clone Tàu xì nha!)

Vậy Pizero dành cho ai?

  • Nếu bạn đã chán với Arduino nhưng chưa muốn nướng tiền vào mạch Raspberry thông thường với giá xấp xỉ 1 triệu đồng thì Pizero là sự lựa chọn toẹt vời.
  • Nếu bạn muốn thu gọn dự án của mình nhỏ tới mức "nhét ví". Pizero là máy tính nhúng nhỏ nhất hiện nay.
  • Nếu bạn muốn đi xa hơn với các ứng dụng mạng, web và video. (ví dụ như IP Camera chống trộm, facebook bots, giả lập Playstation).

Và Pizero hem dành cho ai?

  • Nếu bạn làm việc nhiều với các cảm biến analog. Pizero không có ADC (Analog Digital Converter) nên bạn cần 1 microcontroller làm trung gian.
  • Nếu bạn ngại Linux và làm việc với command line.
  • Nếu bạn muốn thay thế Pizero với máy tính cá nhân. Em nó dư chạy office lướt web xem mail, nhưng không có nghĩa là bạn có bung lụa mở 10 cửa sổ youtube cùng 1 lúc. 512MB RAM thì hem nên được voi đòi Hai Bà Tưng.

Sau đây là 1 số ứng dụng của Pizero

IP Camera: Pizero có thể tương tác với camera module sẵn có và bạn có thể biến em nó thành 1 IP Camera với giá bèo hơn phân nửa các loại camera quan sát trên thị trường hiện nay. Lưu ý và bạn phải chọn Pizero V2 mới có cổng camera nha! Và phải dùng cáp riêng vì cổng camera của Pizero nhỏ hơn cổng camera của Raspberry Pi thông thường.

Siêu máy tính: Vì giá bèo rẻ nên bạn có thể gộp các Pizero lại với nhau thành 1 hệ cluster. 1 siêu máy tính với 100 nhân Pizero sẽ có giá xấp xỉ bằng 1 laptop thông thường hiện nay. Vấn để là bạn phải mua được Pizero với số lượng lớn (Hiện nay Pizero luôn cháy hàng và phải đợi 3-4 tháng thì nhà sản xuất mới cung cấp đủ được)

Tivi thông minh: Pizero có 4 cổng composite (ô đỏ) và HDMI nên bạn có thể cài các hệ điều hành như Raspbmc, Openelec và lên đời TV của mình.

 

GPIO: Pizero có 40 chân GPIO hệt như Raspberry Pi Model A+/B+/2B nên bạn tha hồ lập trình IoT với relay, LED, etc. Lưu ý: Pizero dùng logic 3.3V nên bạn phải dùng mạch chuyển đổi từ 5V sang 3.3V nếu không muốn nướng cháy em nó.

Lập trình Arduino trên mây: Hiện nay đã có Arduino IDE trên hệ điều hành Raspbian nên bạn có thể SSH vào Pizero để điều khiển Arduino từ mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt bạn có thể lập trình để Pizero tự động chỉnh sửa upload các sketch khác nhau tùy thời gian trong ngày, nâng Arduino lên tầm cao mới.

Bài kế tiếp tui sẽ hướng dẫn các bạn dùng Pizero chơi nhạc "Đi học về" mỗi khi ba/mẹ/anh/chị đi làm về. wink

lên
24 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

"Đi học thoai": Phần 3 - Time-lapse cuối ngày xem lại những gì đã xảy ra trong ngày

Bài này tui hướng dẫn các bạn chụp hình lại bằng Raspberry Pi rồi ghép chúng lại với nhau thành 1 file .gif. Sẽ rất là vui đó.

lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Giới thiệu bo mạch 5 giao tiếp không giây đầu tiên trên thế giới | FiPy

Bạn đang muốn thực hiện dự án Internet của Vạn Vật nhưng vẫn đang loay hoay chọn chuẩn giao tiếp không dây? Nên dùng bluetooth để tiết kiệm năng lượng? Nên dùng wifi để truy cập từ mọi nơi trên thế giới? Nên dùng GPRS để điều khiển khắp ở những nơi có sự hiện diện của ông chú Viettel? Nên dùng LoraWAN để truyền thông tin cách hàng chục km? Nên dùng Sigfox vừa xa vừa miễn phí? Bạn yêu thích ngôn ngữ Python đơn giản? Bài này tui sẽ giới thiệu về bo mạch sắp ra lò từ xứ sở hoa tulip xinh đẹp mang tên FiPy. Giá của bo là 33 eur nếu đặt trên Kickstarter và 40 eur nếu bạn mua sau khi dự án kết thúc.Bài viết thu thập thông tin từ Kickstarter.

lên
13 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: