Arduino hậu tiền chế: Một số Apps/Shield phục vụ cho Internet của Vạn Vật (IW) hướng đến người sử dụng

Mô tả dự án: 

Trong bài Arduino hậu tiền chế trước (http://arduino.vn/bai-viet/1086-arduino-hau-tien-che-lam-xong-code-roi-t...) tui đã phân tích tầm quan trọng của việc hướng đến người sử dụng. Bài này tui sẽ giới thiệu 1 số apps/shield khá hay làm cho việc sử dụng Arduino/Raspberry Pi gần gũi với người sử dụng hơn.

Shield Annikken Andee

 

Đây là 1 Arduino shield rất bá đạo sử dụng bluetooth để giao tiếp với điện thoại smartphone:

  • Bạn viết apps trực tiếp trên Arduino code và giao diện sử dụng trên smartphone tùy thuộc vào bạn viết code thế nào. Khả năng tinh chỉnh rất cao, từ màu sắc, chức năng đến cả menu và nhập thông số.
  • Có microsd để lưu dữ liệu.
  • Sử dụng giờ trên smartphone để lên lịch các chức năng, không cần module thời gian thực RTC.
  • Sử dụng các cảm biến có sẵn trên điện thoại như camera, GPRS, Gyroscope và bạn không cần phải mua thêm các shield khác.
  • Chạy được trên cả iOS (ipad, iphone) và Android.

Nhược điểm duy nhất là giá rất chát. 1 shield này đổi được 2 Raspberry Pi 3

1Sheeld

Đây là 1 shield khá bá đạo khác khai thác sức mạnh của smartphone:

  • Khả năng ứng dụng bao la: skype, nhận dạng giọng nói, đọc code, facebook, email...
  • Sử dụng các cảm biến có sẵn trên điện thoại, 1Sheeld = 40+ arduino shields cộng lại
  • Có sẵn chương trình điều khiển rất thích hợp với các dự án xe và robot
  • Phiên bản mới dùng Bluetooth Năng Lượng Thấp (BLE)
  • Chạy trên cả iOS và Android

Nhược điểm:

  • Giao diện chưa được thân thiện cho lắm và không thể tinh chỉnh nhiều.
  • Giá vẫn chát (1 shield này đổi được 1.5 Raspberry Pi 3)

Blynk

Đây là 1 app rất hay cho các bạn thích sự đơn giản nhưng cần sự linh hoạt:

  • Ứng dụng được trên cả Raspberry Pi, Arduino và hàng chục boards khác.
  • Có các giao diện đồ thị, RGB rất hay ho
  • Viết app không cần code: chỉ cần kéo-thả trên ipad/smartphone
  • Chơi luôn cả wifi và bluetooth
  • Đặc biệt bạn có thể share apps cho nhiều người sử dụng với hệ sinh thái động: bạn có thể update app và người sử dụng sẽ tự động update.

Nhược điểm:

  • Bạn chỉ điều khiển được khoảng 10 pin. Nếu muốn thêm thì phải trả tiền
  • Là apps mới nên hoạt động chưa trơn tru lắm

Weaved

Đây là apps ứng dụng riêng cho Raspberry Pi. Ưu điểm:

  • Chuyên nghiệp và bảo mật cao
  • Khả năng điều khiển tới 100 Raspberry Pi (@_@)
  • Ứng dụng trên mây (cloud) từ mọi nơi trên thế giới

Nhược điểm:

  • Phải trả tiền với 1 số dịch vụ
  • Cần kiến thức chuyên nghiệp
lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Ngôn ngữ Wolfram - Học làm toán trên Raspberry Pi

Nếu các bạn học sinh cấp 3 từng đau đầu với các bài đạo hàm tích phân, vi phân thì có lẽ Wolfram trên Raspberry Pi sẽ là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời. Ta hãy xem một số ứng dụng hay của ngôn ngữ này nha! Lưu ý là các bạn học sinh cấp 3 hay năm 1 đại học chỉ nên dùng Wolfram để kiểm tra kết quả thôi nha, đừng làm biếng làm bài tập. Tui hem chịu trách nhiệm về kết quả tương lai của các bạn được đâu!

lên
6 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Raspberry Pi Thiên Lý Nhãn (Phần 3): Khóa thông minh nhận dạng khuôn mặt với Raspberry Pi và OpenCV

Trong bài trước tui đã giới thiệu về việc nhận diện khuôn mặt với Raspberry Pi và webcam. Tuy nhiên bài chỉ dừng lại ở việc Raspberry Pi có thể nhận diện được khuôn mặt của bất kỳ ai đứng trước webcam mà thôi. Bài toán đặt ra là làm thế nào để Raspberry Pi nhận được khuôn mặt của chính bạn? Đây là một bài toán khó và thú vị. Khó là vì chúng ta cần thuật toán và khả năng xử lí hình ảnh mạnh. Thú vị là do ta có thể "chế cháo" kết hợp với các hệ thống bảo mật khác như vân tay, mật khẩu để tăng tính an ninh cho đề án của bạn. Vì độ phức tạp của đề án này nên tui sẽ chia ra làm 2 phần.

  • Phần đầu tiên là "phần mềm": chúng ta sẽ ghi lại khoảng 200 tấm hình webcam với khuôn mặt của bạn và huấn luyện máy tính với thuật toán chính diện (eigenfaces) của OpenCV. Do tài nguyên của Pi hạn hẹp nên bạn cần chạy phần này trên máy tính của mình. 
  • Phần tiếp theo là "phần cứng": ta nối Pi với relay và cho webcam chụp ảnh. Nếu Pi nhận diện được chính khuôn mặt của bạn thì sẽ kích relay.

Lưu ý là các bạn phải tải OpenCV về trên cả Pi và máy tính. Các bạn vào đây để download code và các tập tin cần thiết nữa: https://github.com/johnkimdinh/Facial-recognition-Raspberry-Pi-OpenCV

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: