monsieurvechai gửi vào
- 103613 lượt xem
Cách đây không lâu tui có viết một bài giới thiệu cơ bản về máy tính giá "2 tô phở" Raspberry Pi Zero trên cộng đồng (http://arduino.vn/bai-viet/978-gioi-thieu-co-ban-may-tinh-gia-2-pho-raspberry-pi-zero). Bài này tui sẽ giới thiệu 1 máy tính mới có giá bằng Pi Zero vừa mới gia nhập phong trào "2 tô phở". Hắn là Omega2, một dự án khá nổi tiếng trên Kickstarter (hình thức gây quỹ đám đông crowdfunding phổ biến nhất hiện nay).
Giới thiệu
Omega 2 được giới thiệu bởi một công ty khởi nghiệp startup tên là Onion (https://onion.io/). Năm 2015, Onion gây quỹ thành công với gần 270k USD cho dự án đầu tiên của mình trên Kickstarter là sản phẩm Omega (hình dưới), 1 board Linux với giá 19 USD nhỏ bằng 1/4 Raspberry Pi. Công ty Onion cất cánh luôn từ đó, và Omega2 là sản phẩm thứ 2 mà Onion đang gây quỹ trên Kickstarter trong mùa hè này.
Một số thông tin cơ bản
Ta có thể thấy, Omega2 có cấu hình chấp nhận được so với giá tiền, và hoàn toàn thích hợp so với các ứng dụng Internet của Vạn Vật (IW). Omega2 chạy hệ điều hành Linux dựa trên nguồn OpenWRT, và được xem là một máy tính hoàn chỉnh. Tuy nhiên, không lừa tềnh như Pi Zero, bạn không cần phải mua thêm SD card, màn hình, wifi USB với Omega2. Thực tế, Omega2 không hề có cổng màn hình VGA hay HDMI và để điều khiển, bạn phải SSH (với Putty chẳng hạn) để chạy ứng dụng của mình. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của Omega2 là có sẵn 1 số "apps" khá tiện dụng mà bạn có thể điều khiển trực tiếp trên website. Dĩ nhiên, bạn có thể lập trình Omega2 với các ngôn ngữ cơ bản như C, Python, Node, etc. Omega2 cũng có các board mở rộng để bạn tùy chọn cho ứng dụng của mình như relay, OLED, PWM...
Sơ đồ chân của Omega2:
Ngoài ra bạn có thể chạy Omega2 từ trình duyệt web của mình và điều khiển dự án của mình từ mọi nơi trên thế giới:
Onion cũng có App Store để bạn download các ứng dụng đã viết sẵn:
Omega có thể lập trình trên các ngôn ngữ phổ thông:
Một số ứng dụng của Omega2
Tự động hóa căn nhà của bạn: bạn gắn 1 cảm biến và 1 relay vào đèn để đèn tự động bật mỗi khi bạn ngồi vào ghế.
Học lập trình:
Nhấp nháy LED với neopixel:
Truyền tải nhạc/phim không dây:
Chế tạo robot:
Ứng dụng mạng như làm một router:
Một số board mở rộng bao gồm:
Giao tiếp với cổng USB serial:
Arduino: giúp bạn có 1 Arduino chạy Linux và wifi. Toẹt vời ông mặt trời luôn!
Điều khiển relay:
Màn hình hiển thị OLED:
PWM để điều khiển servo, LED:
Ethernet:
GPS: các thiết bị định vị dẫn đường:
Điện thoại SIM:
Nếu chừng này ứng dụng chưa đủ thỏa mãn bạn thì đừng lo, Onion có liên hệ khá thân thiết với công ty ControlEverything (https://www.controleverything.com/) và bạn có thể vào đó để mua thêm các cảm biến analog thiết kế đặc biệt cho Omega2.
Omega2 dành cho ai?
- Các bạn "thèm của lạ" đã chán với các board cơ bản như Raspberry Pi hay Arduino. Tuy là một máy tính nhưng lại không có màn hình truy xuất nên học cách điều khiển Omega2 cũng là một bài học thú vị, trừ khi các bạn đã quen với các board Arduino Intel.
- Bạn muốn thu nhỏ dự án của mình hơn cả Pi Zero.
- Nếu bạn muốn đi xa với các ứng dụng mạng và không dây.
- Các bạn eo hẹp ngân lượng.
Omega2 không dành cho ai?
- Các bạn mới làm quen với lập trình và còn ngại command line.
- Các bạn làm việc với nhiều cảm biến. Các board mở rộng giá khá cao (15USD).
- Các bạn muốn ứng dụng hình ảnh như xem phim chụp ảnh. Omega2 không có cổng camera hay cổng màn hình, và cấu hình 580MHz cũng khó lòng đáp ứng được việc này.
So sánh với các board cùng giá
Câu hỏi đặt ra là, với số tiền "2 tô phở", Omega2 có các ưu nhược điểm gì so với các board khác? Để làm rõ vấn đề này, tui sẽ so sánh với Pi Zero và ESP8266 trong bảng dưới. Lưu ý là bảng so sánh không tính thêm các phụ kiện, nghĩa là những thứ bạn thu được khi bỏ ra 5USD:
Omega2 | Pi Zero | ESP8266 | |
OS | Linux OpenWRT | Linux Raspbian, OpenElec, Android, etc | Không |
RAM | 64MB | 512MB | 1MB |
GPIO | 15 | 40 | 8 |
Kết nối | Wifi | USB | Wifi |
Kích thước | Cỡ trái cherry | Cỡ thanh kẹo cao su | Cỡ đồng xu |
Dựa vào bảng trên, ưu nhược điểm của Omega2 so với các board là khá rõ ràng:
- Omega2 có kích thước rất nhỏ, thích hợp cho các dự án có không gian hạn chế.
- Omega2 tích hợp sẵn wifi nên bạn chỉ cần phải cung cấp nguồn và không cần phải nối cáp mỗi lần muốn lập trình lại. Về cơ bản, Pi Zero có thể gắn wifi để SSH, tuy nhiên bạn phải mua thêm nhiều phụ kiện linh tinh khá phiền phức và tốn kém.
- Omega2 có số chân GPIO vừa đủ dùng: 40 chân của Pi là quá nhiều và hiếm khi sử dụng hết, trong khi 8 chân của ESP8266 là quá ít.
- Tài nguyên của Omega2 khá hạn hẹp để cho bạn chạy các ứng dụng cần nội công tuyệt kỹ cao và phức tạp. Về mảng này, Pi Zero vẫn chiếm ưu thế.
- Omega2 chạy mỗi 1 hệ điều hành dựa trên OpenWRT. Đây cũng là hệ điều hành Linux mà các board Arduino thế hệ 2 đang nhắm đến nên bạn sẽ được làm quen trước. Tuy nhiên, việc chạy được các hệ điều hành khác cũng khá quan trọng nếu các bạn muốn đi xa hơn với ứng dụng của mình.
Một số điểm lừa tềnh
Quảng cáo thì vẫn là quảng cáo. Sau đây là một số điểm lừa tềnh của Omega2:
- Giá: Đúng là với 5 USD bạn sẽ có được Omega2. Tuy nhiên, giá 5USD thực ra là giá "từ thiện" để chứng tỏ bạn ủng hộ cho Omega2 trên Kickstarter, và chưa bao gồm phí vận chuyển shipping. Hơn nữa, thời hạn để bạn đặt hàng là đến hết ngày 23/8/2016 và Onion vẫn chưa công bố giá bán lẻ sau ngày 23/8. Dự đoán là giá bán sau này sẽ vào khoảng từ 5 đến 19 USD. Nếu là 19 USD thì Pi Zero vẫn là sự lựa chọn đáng đồng tiền bát gạo hơn.
- "Nguồn mở"? Nhìn vào miếng kim loại che gần hết PCB là thấy không được "mở" cho lắm roài. Điều này đồng nghĩa với việc khó có hàng fake Tàu xì cho mọi người, và y chang chuyện Arduino càng ngày càng "đóng".
- Nguồn: bạn có thể cung cấp nguồn 3.3V bằng cách nối vào chân 3.3 và GD. Tuy nhiên, vì cái miếng kim loại che gần hết PCB nên không rõ là Omega2 có bộ phận bảo vệ áp hay không. Nếu không có thì sơ sảy 1 phát là bạn nướng ngay board nếu cắm lộn chân. Tutorial hướng dẫn bạn cấp nguồn USB bằng 1 board mở rộng gọi là Dock, mà board này thì giá 15 USD.