delayMicroseconds()

Giới thiệu

delayMicroseconds có nhiệm vụ dừng chương trình trong thời gian micro giây. Và cứ mỗi 1000000 micro giây = 1 giây.

Cú pháp

delayMicroseconds(micro);

Thông số

micro: thời gian ở mức micro giây. micro có kiểu dữ liệu là unsigned int. micro phải <= 16383. Con số này là mức tối đa của hệ thống Arduino, và có thể sẽ được điều chỉnh tăng trong tương lai. Và nếu bạn muốn dừng chương trình lâu hơn thì bạn cần dùng hàm delay

Trả về

không

Ví dụ

int outPin = 8;                 // digital pin 8

void setup()
{
  pinMode(outPin, OUTPUT);      // đặt là output
}

void loop()
{
  digitalWrite(outPin, HIGH);   // xuất 5V
  delayMicroseconds(50);        // đợi 50 micro giây
  digitalWrite(outPin, LOW);    // xuất 0V
  delayMicroseconds(50);        // đợi 50 micro giây
}

Ví dụ cho ta một cách để tạo một xung PWM tại chân số 8.

Reference Tags: 
lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Bài 6: Đọc hiệu điện thế của một nguồn điện qua cổng Analog.

Đã bao giờ, bạn từng hỏi bản thân mình làm sao cái đồng hồ điện nó đọc được hiệu điện thế của một nguồn hay chưa? Bạn vẫn thắc mắc nguyên lý và vẫn chưa tìm ra lời giải? Vậy hãy đọc bài này. Chúng ta sẽ tìm cách để đọc tín hiệu từ analog từ đó suy ra giá trị hiệu điện thế của một vị trí xác định. Hiệu điện thế này tối đa chỉ 5V thôi bạn nhé. Nếu muốn đo cao hơn, bạn phải nghiên cứu nhiều hơn nữa!

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lịch sử mạch bán dẫn IC

Vi mạch tích hợp, hay vi mạch, hay mạch tích hợp (integrated circuit, gọi tắt IC, còn gọi là chip theo thuật ngữ tiếng Anh) là các mạch điện chứa các linh kiện bán dẫn (như transistor) và linh kiện điện tử thụ động (như điện trở) được kết nối với nhau, kích thước cỡ micrômét (hoặc nhỏ hơn) chế tạo bởi công nghệ silicon cho lĩnh vực điện tử học. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu về lịch sử của nó.

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.