const - biến hằng

Giới thiệu

Với một từ khóa "const" nằm trước một khai báo biến, bạn sẽ làm cho biến này thành một biến chỉ có thể đọc "read-only". Nếu bạn có "lỡ lầm" thay đổi giá trị của một biến hằng thì đừng lo lắng, chương trình dịch sẽ báo lỗi cho bạn!

Các biến có từ khóa const vẫn tuân theo phạm vi hiệu lực của biến. Ngoài cách sử dụng const để khai báo một biến hằng, ta còn có thể sử dụng #define để khai báo một hằng số hoặc hằng chuỗi. Tuy nhiên sử dụng const được ưa chuộng hơn trong lập trình, vì khả năng "tuân theo" phạm vi hiệu lực của biến! Còn #define hoạt động như thế nào thì bạn có thể xem thêm bài viết của có tại đây.

Ví dụ

const float pi = 3.14;
float x;

// ....

x = pi * 2;    // bạn có thể dụng hằng số pi trong tính toán - vì đơn giản bạn chỉ đọc nó

pi = 7;        // lỗi ! bạn không thể thay đổi giá trị của một hằng số

Dùng const hay dùng #define ?

Để khai báo một biến hằng số (nguyên / thực) hoặc hằng chuỗi thì bạn có thể dùng cả 2 cách đều được. Tuy nhiên, đẻ khai báo một biến mảng (array) là một hằng số bạn chỉ có thể sử dụng từ khóa const. Và đây là một lý do nữa khiến const được dùng nhiều và được ưa chuộng hơn #define!

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Ứng dụng thư viện bất đồng bộ để điều khiển bất đồng bộ nhiều (hàng chục) servo - Hư cấu chăng?

Cũng đã khá lâu kể từ lúc mình xuất bản thư viện xử lý bất đồng bộ với Arduino. Tuy nhiên, mình vẫn chưa có nhiều ví dụ để thực sự kêu gọi các bạn sử dụng thư viện này trong dự án, hôm nay, sau khi được trao đổi với nhiều bạn, mình thấy vấn đề điều khiển nhiều servo có thể ứng dụng thư viện của mình vào một cách dễ dàng. Nên mình sẽ viết một bài ví dụ để hướng dẫn các bạn điều khiển rất nhiều Servo với thư viện của mình.

lên
21 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Tạo một quy trình công nghiệp với các bước bằng Arduino - Phần 3: Giới hạn số lần chạy và kết hợp thư viện bất đồng bộ

Ở trong loạt bài này và một bài viết khác, mình đã đề cập đến vấn đề quy trình Công nghiệp (phần 1phần 2) và vấn đề xử lý bất đồng bộ trên Arduino. Hôm nay, mình muốn phát triển loạt bài này với mục đích, bạn có thể xây dựng một máy công nghiệp với các quy trình tuần tự nhưng có thể can thiệp để dừng ngay được. Ngoài ra, mình còn cập nhập thêm khả năng quy ước trước số lượt chạy của quy trình và một số API khác giúp cho các bạn có thể kết hợp lại 2 thư viện này! Để đọc hiểu, và tiếp cận nhanh bài này, các bạn cần đọc 3 bài viết mà mình có liên kết trong đoạn giới thiệu này.

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.