const - biến hằng

Giới thiệu

Với một từ khóa "const" nằm trước một khai báo biến, bạn sẽ làm cho biến này thành một biến chỉ có thể đọc "read-only". Nếu bạn có "lỡ lầm" thay đổi giá trị của một biến hằng thì đừng lo lắng, chương trình dịch sẽ báo lỗi cho bạn!

Các biến có từ khóa const vẫn tuân theo phạm vi hiệu lực của biến. Ngoài cách sử dụng const để khai báo một biến hằng, ta còn có thể sử dụng #define để khai báo một hằng số hoặc hằng chuỗi. Tuy nhiên sử dụng const được ưa chuộng hơn trong lập trình, vì khả năng "tuân theo" phạm vi hiệu lực của biến! Còn #define hoạt động như thế nào thì bạn có thể xem thêm bài viết của có tại đây.

Ví dụ

const float pi = 3.14;
float x;

// ....

x = pi * 2;    // bạn có thể dụng hằng số pi trong tính toán - vì đơn giản bạn chỉ đọc nó

pi = 7;        // lỗi ! bạn không thể thay đổi giá trị của một hằng số

Dùng const hay dùng #define ?

Để khai báo một biến hằng số (nguyên / thực) hoặc hằng chuỗi thì bạn có thể dùng cả 2 cách đều được. Tuy nhiên, đẻ khai báo một biến mảng (array) là một hằng số bạn chỉ có thể sử dụng từ khóa const. Và đây là một lý do nữa khiến const được dùng nhiều và được ưa chuộng hơn #define!

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

ST7565 và ESP8266 - Màn hình LCD bự chà bá chưa đến 100k cho thế giới IoT

Mình rất thích LCD ST7565 này, và đã đặt liền 4 con mà mỗi con quá rẻ có 20k. Nhưng khổ một điều, điện áp hoạt động và IO của LCD ST7565 có 3.3V. Bản thân mình lại không thích việc chơi điện trở để chơi LCD này với Arduino. Lý do đơn giản là phải hàn quá nhiều, mình lại lười crying. Hổm nay, mình đang làm loạt bài về ESP8266 và cũng phải gặp vấn đề điện trở để làm cầu phân áp khi giao tiếp giữa ESP8266 và Arduino.

lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.