delayMicroseconds()

Giới thiệu

delayMicroseconds có nhiệm vụ dừng chương trình trong thời gian micro giây. Và cứ mỗi 1000000 micro giây = 1 giây.

Cú pháp

delayMicroseconds(micro);

Thông số

micro: thời gian ở mức micro giây. micro có kiểu dữ liệu là unsigned int. micro phải <= 16383. Con số này là mức tối đa của hệ thống Arduino, và có thể sẽ được điều chỉnh tăng trong tương lai. Và nếu bạn muốn dừng chương trình lâu hơn thì bạn cần dùng hàm delay

Trả về

không

Ví dụ

int outPin = 8;                 // digital pin 8

void setup()
{
  pinMode(outPin, OUTPUT);      // đặt là output
}

void loop()
{
  digitalWrite(outPin, HIGH);   // xuất 5V
  delayMicroseconds(50);        // đợi 50 micro giây
  digitalWrite(outPin, LOW);    // xuất 0V
  delayMicroseconds(50);        // đợi 50 micro giây
}

Ví dụ cho ta một cách để tạo một xung PWM tại chân số 8.

Reference Tags: 
lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

analogReference()

Hàm analogReference() có nhiệm vụ đặt lại mức (điện áp) tối đa khi đọc tín hiệu analogRead. Ứng dụng như sau, giả sử bạn đọc một tín hiệu dạng analog có hiệu điện thế từ 0-1,1V. Nhưng mà nếu dùng mức điện áp tối đa mặc định của hệ thống (5V) thì khoảng giá trị sẽ ngắn hơn => độ chính xác kém hơn => hàm này ra đời để giải quyết việc đó!

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Điều khiển bật tắt đèn LED từ xa thông qua NodeJS và WebSocket với thư viện SocketIO

Với bài viết của bạn Tống Quốc Thái rất hay, bạn Thái đã chọn một con đường mới là IOT với NodeJS. Hôm nay, là mình xin mở rộng bài này cho các bạn yêu thích. Mục tiêu của bài viết này là "điều khiển một bóng LED từ xa qua Webserver đơn giản". Bạn sẽ học được cách tạo một webserver đơn giản cùng với đó là viết một trang web để điều khiển bé LED của mình trên board mạch Arduino.

lên
7 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.