digitalRead()

Giới thiệu

Đọc tín hiệu điện từ một chân digital (được thiết đặt là INPUT). Trả về 2 giá trị HIGH hoặc LOW.

Cú pháp

digitalRead(pin)

Thông số

pin: giá trị của digital muốn đọc

Trả về

HIGH hoặc LOW

Ví dụ

Ví dụ này sẽ làm cho đèn led tại pin 13 nhận giá trị như giá trị tại pin 2

int ledPin = 13; // chân led 13
int inPin = 2;   // button tại chân 2
int val = 0;     // biến "val" dùng để lưu tín hiệu từ digitalRead

void setup()
{
  pinMode(ledPin, OUTPUT);      // đặt pin digital 13 là output
  pinMode(inPin, INPUT);      // đặt pin digital 2 là input
}

void loop()
{
  val = digitalRead(inPin);   //  đọc tín hiệu từ digital2
  digitalWrite(ledPin, val);    // thay đổi giá trị của đèn LED là giá trị của digital 2
}

Chú ý

Nếu chân input không được kết nối với bất kỳ một thứ gì thì hàm digitalRead() sẽ trả về tín hiệu HIGH hoặc LOW một cách "hên xui"

Các chân Analog cũng có thể dùng được digitalRead với các cổng pin có tên như là: A0, A1,...

Reference Tags: 
lên
23 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

analogReference()

Hàm analogReference() có nhiệm vụ đặt lại mức (điện áp) tối đa khi đọc tín hiệu analogRead. Ứng dụng như sau, giả sử bạn đọc một tín hiệu dạng analog có hiệu điện thế từ 0-1,1V. Nhưng mà nếu dùng mức điện áp tối đa mặc định của hệ thống (5V) thì khoảng giá trị sẽ ngắn hơn => độ chính xác kém hơn => hàm này ra đời để giải quyết việc đó!

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Module Relay - Cách sử dụng rơ le và những ứng dụng hay của nó

Rơ-le là một loại linh kiện điện tử thụ động rất hay gặp trong các ứng dụng thực tế. Khi bạn gặp các vấn đề liên quan đến công suất và cần sự ổn định cao, ngoài ra có thể dễ dàng bảo trì, thì rơ-le chính là cái bạn cần tìm. Vì vậy, hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về relay và các ứng dụng của nó trong cuộc sống!

lên
74 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.