volatile

Nếu bạn cần tìm hiểu về biến volatile, hãy tham khảo ở bài viết tại Wikipedia

Sơ lược

Một biến được nên khai báo với từ khóa volatile nếu giá trị của nó có thể bị tác động bởi các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của chương trình đang chạy, nói đơn giản hơn là giá trị của biến thay đổi một cách không xác định. Các biến kiểu volatile thường là:

  1. Memory-mapped peripheral registers (thanh ghi ngoại vi có ánh xạ đến ô nhớ)
  2. Biến toàn cục được truy xuất từ các tiến trình con xử lý ngắt (Interrupt Service Routine - ISR)
  3. Biến toàn cục được truy xuất từ nhiều tác vụ trong một ứng dụng thực thi đa luồng (Concurrently Executing Thread).

Trong lập trình Arduino mà cụ thể hơn là trong việc giao tiếp với các chip Atmega, nơi duy nhất xảy ra sự tác động không dự báo trước đến giá trị các biến là những phần chương trình có sự giao tiếp với các ngắt (interrupts). Người ta ngăn sự thay đổi bất thường này bằng cách khai báo từ khóa volatile khi khai báo biến - cách mà sẽ đưa biến lên lưu trữ ở RAM để xử lí tạm thời thay vì lưu trữ ở các thanh ghi (register) bị ảnh hưởng bởi interrupts. Những biến này thuộc kiểu số 2 kể trên.

Khai báo ví dụ

volatile int state;

Chương trình mẫu

Chương trình sau sẽ thực hiện bật tắt đèn LED ở chân Digital 13 khi chân Interrupt 0 trên Arduino thay đổi trạng thái

int pin = 13;
volatile int state = LOW;

void setup() {
  pinMode(pin, OUTPUT);
  attachInterrupt(0, blink, CHANGE);
}

void loop() {
  digitalWrite(pin, state);
}

void blink() {
  state = !state;
}
lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

[Intel Galileo] Kiểm tra email chưa đọc với Intel Galileo và màn hình LCD

Đây là một dự án làm mẫu nho nhỏ giúp các bạn đang nghiên cứu về Intel Galileo có thể nắm bắt nhanh chóng hơn cách sử dụng bo mạch thú vị này :D

lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Giới thiệu về Phòng thí nghiệm bỏ túi PSLab

Vừa rồi giữa tháng 10 mình có đi dự Open Tech Summit do FOSSASIA tổ chức với vai trò là Workstop Facilitator thì có quen được vài anh chị trong ban tổ chức và được tặng một mạch PSLab về vọc chơi. Mình nghĩ board mạch này khá phù hợp cho các bạn maker bởi nó có rất nhiều chức năng mà trước giờ mình chưa bao giờ nghĩ là sẽ có thể sở hữu được một cái thứ gì có thể làm được như vậy ngay trong phòng của mình. Giá bán của nó tại sự kiện theo mình nhớ không nhầm là 1.200.000đ tương đương một con Raspberry Pi đời mới.

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.