while

Giới thiệu

Vòng lặp while là một dạng vòng lặp theo điều kiện, mình không thể biết trước số lần lặp cua nó, nhưng mình quản lý lúc nào thì nó ngừng lặp!

Cách hiểu dành cho Newbie

Giống như for, cũng có vài khái niệm mà bạn cần nắm, tôi đã "vui" hóa cho nó nên hãy thoải mái khi đọc smiley!

  1.  While là một vòng lặp không biết trước số lần lặp, nó dựa vào điều kiện, điều kiện còn đúng thì còn chạy. Điều này cũng giống như, nếu chúng ta còn đang "xanh" trong LOL thì không ngại gì mà đi lẻ. Tất nhiên, nếu không "xanh" thì không đi lẻ nữa devil
  2. Chạy một đoạn lệnh (trong đó có những hàm ảnh hưởng đến điều kiện). Nếu cứ chạy mãi như void loop() thì biết khi nào vòng lặp While mới dừng!

Cú pháp

while (<điều kiện>) {
//các đoạn lệnh;
}

Ví dụ

int day = 1;
int nam = 2014; // Năm 2014
while (day < 365) { //Chừng nào day < 365 thì còn chạy (<=364). Khi day == 365 thì hết 1 năm...
    day += 1; //
    delay(60*60*24);// Một ngày có 24 giờ, mỗi giờ có 60 phút, mỗi phút có 60 giây
}
nam += 1; //... bây giờ đã là một năm mới ! Chúc mừng năm mới :)

Đó chỉ là một ví dụ vui để bạn hiểu cách hoạt động của vòng lặp while. Chúc vui vẻ!

lên
13 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

analogReference()

Hàm analogReference() có nhiệm vụ đặt lại mức (điện áp) tối đa khi đọc tín hiệu analogRead. Ứng dụng như sau, giả sử bạn đọc một tín hiệu dạng analog có hiệu điện thế từ 0-1,1V. Nhưng mà nếu dùng mức điện áp tối đa mặc định của hệ thống (5V) thì khoảng giá trị sẽ ngắn hơn => độ chính xác kém hơn => hàm này ra đời để giải quyết việc đó!

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

kLaserCutter - Tự làm máy cắt laser bằng mã nguồn người Việt - Phần 1: "In" máy cắt của chính bạn

Tớ là một người rất thích bộ môn nghệ thuật Kirigami – cắt giấy. Tuy nhiên, tớ không phải là một người khéo tay và thường xuyên cắt phạm giấy hoặc bị thương. Nhưng không vì thế mà khiến tớ bỏ qua bộ môn nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo này. Các bạn thấy đấy, tớ đã đặt mục tiêu xây dựng chiếc máy cắt laser dưới 1 triệu đồng và đã hoàn thiện được nó. Tuy nhiên, trong phiên bản đó, vẫn có những điều tớ chưa hài lòng và cuối cùng những điều đó đã được khắc phục trong phiên bản máy cắt laser mã nguồn và phần cứng mở kLaserCutter - dự án phần cứng cùng với phần mềm mở đầu tiên ở Việt Nam.

lên
26 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.