"Fiat Lux - Hãy có ánh sáng": (Phần 2) Viết code BLINK thần thánh cho neopixel WS2812

Mô tả dự án: 

Đây là phần 2 cho tutorial hướng dẫn cách lập trình LED 3 màu neopixel WS2812. Vì mỗi module LED là 1 mạch IC nên cách sử dụng hơi rắc rối hơn so với LED thông thường. Các bạn chú ý nha!

Tiếp nối:

Các bạn có thể xem phần trước tại đây để thuận tiện hợn cho cuộc chiến laugh Tại Đây

Phần cứng:

Mỗi module neopixel có 4 chân:

  • 5V: Nối với nguồn 5V 
  • GD: Nối đất
  • DIN: nối với bất kỳ digital pin nào của Arduino (pin 6 trong phần code dưới)
  • DOUT: nối với DIN của module neopixel kế tiếp (hoặc bỏ trống)

Ngoài ra bạn nên gắn thêm 1 tụ 1000 microFarad 6,3V giữa 2 chân 5V và GD để ngăn dòng lớn khi mới gắn nguồn vào module. Ngoài ra, bạn cũng nên gắn nối tiếp 1 trở 300 đến 500 Ohm giữa Arduino pin và DIN để bảo vệ DIN của neopixel. 

 

 

Phần mềm:

Bước 1: Bạn vào trang đây và tải thư viện về.

Bước 2: Code thoai:

#include <Adafruit_NeoPixel.h>

#define PIN 6

Adafruit_NeoPixel strip = Adafruit_NeoPixel(1, PIN, NEO_GRB + NEO_KHZ800);

void setup(){  

    strip.begin();  
    
    strip.show();
}

void loop(){

    strip.setPixelColor(0,50,0,0);
    
    strip.show(); delay(1000);
    
    strip.setPixelColor(0,0,50,0);
    
    strip.show(); delay(1000);
    
    strip.setPixelColor(0,0,0,50);
    
    strip.show();
    
    delay(1000);

}

 

Hướng dẫn phần cơ bản của code

Đầu tiên là phần khai báo lớp:

Adafruit_NeoPixel strip = Adafruit_NeoPixel(1, PIN, NEO_GRB + NEO_KHZ800);

Ở đây 1 là số pixel bạn muốn điều khiển. Ví dụ bạn có vòng 24 LED trong phần trước thì sửa 1 thành 24.

strip.setPixelColor(0,50,0,0)

Đây là câu quan trọng nhất:

  • Biến đầu tiên là số thứ tự LED bạn muốn điều khiển, tính từ zero. Ví dụ: bạn muốn điều chỉnh màu của LED thứ 3 thì câu lệnh sẽ là strip.setPixelColor(2,x,x,x)
  • Ba biến cuối là độ sáng của màu đỏ, lục, lam (từ 0 đến 255). Ví dụ: bạn muốn chỉnh LED thứ 2 sang màu tím hường (đỏ + lam) thì câu lệnh sẽ là strip.setPixelColor(1, 255,0,255). 

Cuối cùng là câu lệnh bắt buộc để bắt Arduino gửi xung ra lệnh cho neopixel thực hiện việc đổi màu:

strip.show()

Nếu không có câu này thì sẽ không có gì xảy ra đâu nhé!

Mẹo vặt

  • Nếu bạn thích 1 màu mà không biết mã RGB của nó là gì, bạn có thể vào trang sau để tìm: http://www.psyclops.com/tools/rgb/
  • Bạn có thể gán 1 biến uint32_t cho 1 màu nào đó rồi sau này gọi lại cho tiện. Ví dụ: bạn có thể sửa LED thứ 6 thành màu hường bằng cách sau:
uint32_t magenta = strip.Color(255, 0, 255); 

strip.setPixelColor(5, magenta); 

strip.show();
  • Mỗi neopixel xơi khoảng 3 bytes RAM nên bạn nhớ lựa em Arduino nào khỏe khỏe 1 xí nếu bạn dùng nhiều pixel.

Gợi ý nâng cao:

  • Viết lại code trong bài làm đèn xe cảnh sát pikachu trong bài http://arduino.vn/bai-viet/227-lam-den-nhap-nhay-tren-xe-canh-sat với 1 neopixel duy nhất.
  • Viết code hiệu ứng cầu vồng trong bài http://arduino.vn/bai-viet/530-lam-nao-de-dieu-khien-led-rgb-led-3-mau. cho 1 neopixel.

Bài kế tiếp tui sẽ viết tiếp hướng dân làm mood lamp (đèn tự kỷ) với neopixel. wink

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Shortcut02 - Điều khiển Servo từ xa thông qua biến trở

Đây là loạt bài vắn tắt chia sẻ kinh nghiệm giúp các bạn có thể sử dụng các mudule cũng như tiếp cận code một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn smiley

Mục đích bài viết: Hướng dẫn điều khiển một Servo trong các dự án robot từ xa thông qua module NRF24 bằng biến trở cool

lên
14 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Cùng học VBLUNO - Phần 2: Tìm hiểu và so sánh khái niệm xung nhịp

Tương tự như khi mua máy tính chúng ta thường chú ý đến xung nhịp (GHz) và RAM, việc quan tâm đến xung nhịp của một board mạch cũng là một điều hiển nhiên. Bài này ta cùng thí nghiệm xem xung nhịp và tốc độ xử lí của VBLUNO thế nào nha!

lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Giới thiệu bo mạch 5 giao tiếp không giây đầu tiên trên thế giới | FiPy

Bạn đang muốn thực hiện dự án Internet của Vạn Vật nhưng vẫn đang loay hoay chọn chuẩn giao tiếp không dây? Nên dùng bluetooth để tiết kiệm năng lượng? Nên dùng wifi để truy cập từ mọi nơi trên thế giới? Nên dùng GPRS để điều khiển khắp ở những nơi có sự hiện diện của ông chú Viettel? Nên dùng LoraWAN để truyền thông tin cách hàng chục km? Nên dùng Sigfox vừa xa vừa miễn phí? Bạn yêu thích ngôn ngữ Python đơn giản? Bài này tui sẽ giới thiệu về bo mạch sắp ra lò từ xứ sở hoa tulip xinh đẹp mang tên FiPy. Giá của bo là 33 eur nếu đặt trên Kickstarter và 40 eur nếu bạn mua sau khi dự án kết thúc.Bài viết thu thập thông tin từ Kickstarter.

lên
13 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: