Giới thiệu Arduino Zero

Mô tả dự án: 

Trong chúng ta không ít người đã nghe qua chuyện máy tính Pizero huyền thoại "giá 2 tô phở". Tuy nhiên ít người biết rằng Pizero có 1 người anh "cùng cha khác ông nội" ra đời trước đó 1 năm rưỡi cũng mang nhãn "Zero". Tuy nhiên, khác với Pizero luôn cháy hàng, Arduino Zero không mang lại nhiều kỳ vọng. Chúng ta cùng phân tích nha!

Giới thiệu (quảng cáo)

Nhìn na ná UNO/ Leonardo đó chứ? Arduino Zero về cơ bản là một board Leonardo lên đời với 32-bit ARM. Điều này mang lại 3 lợi ích:

  • Nhân ARM gánh giúp các tác vụ tính toán, giải phóng thời gian và năng lượng cho microcontroller. Nên nhớ là microcontroller sinh ra là để control (điều khiển) chứ không phải là để tính toán (process). Theo như trang https://www.arduino.cc/en/Tutorial/ArduinoZeroPowerConsumption, khi 2 board UNO và Zero cùng đọc 1 cổng analog và map kết quả để PWM LED, Zero tiêu thụ điện năng chưa tới phân nửa so với UNO.
  • Bộ nhớ mở rộng lên nhiều: 256KB Flash, 32KB SRAM. Để so sánh, board Mega có 128KB Flash và 8SRAM. Mục đích của Arduino Zero là nhắm đến các robot tinh vi và ít hao năng lượng hơn so với các bản prototype.
  • On-Chip-Debugging (OCD): Thử tưởng tượng bạn đang chạy code trên arduino của mình và nhiên bạn muốn debug hay nảy ra ý tưởng nào đó. Thay vì phải cắm lại vào computer và truy tìm lệnh, OCD giúp bạn debug ngay trên thời gian thực, tiết kiệm bạn rất nhiều thời gian. 

Ngoài ra, Arduino Zero cón có 1 số chức năng đặc biệt sau:

  • 10-bit DAC: cao hơn so với 8-bit của các thế hệ trước. Có thể PWM với các bit khác nhau, và thậm chí là còn phát nhạc .wav được.
  • Có tinh thể 48MHz oscillator nên bạn không cần module thời gian thực RTC.
  • Có thêm 1 cổng USB giả lập host hoặc client HID bàn phím chuột. Bạn còn có thể burn bootloader trực tiếp. 

Qua các thông số trên, ta cũng phần nào hiểu được Arduino là 1 phiên bản dành cho các bạn lập trình microcontroller có tay nghề cao và muốn sử dụng board của mình thời "hậu prototyping". Nói cách khác là đã có voi roài nên muốn đòi 2 Bà Tưng! laugh

Sự thật

  • Vì có ARM nên Arduino Zero phải chạy với 3.3V. Với các sản phẩm điện tử chuyên nghiệp thì xu thế đã chuyển sang 3.3V. Tuy nhiên, với cộng đồng maker/hobbyist thì 5V vẫn là dòng điện thế chủ đạo. Do vậy, ứng dụng của Arduino với đại chúng vẫn còn hạn chế rất nhiều nếu như không đi kèm với mạch chuyển logic 3.3V sang 5V.
  • Giá trên trời. Cao hơn cả Raspberry Pi (47 eur so với 35 eur). @@.
  • Là sản phẩm dành cho ứng dụng chuyên nghiệp nên cần nhiều thời gian để làm quen và tận dụng được hết tài nguyên.

Túm lại:

Ta có thể thấy triết lý của Arduino Zero là hoàn toàn đối lập với Pizero:

  • Về giá: Pizero giá bèo cho không; Arduino Zero giá khó với tới.
  • Về công năng: Pizero yếu hơn nhiều so với người tiền nhiệm, trong khi Arduino Zero là phiên bản nâng cấp mạnh mẽ vượt trội.
  • Độ thân thiện: Ai đã quen với Raspberry Pi thì sẽ làm quen với Pizero trong tích tắc. Trong khi đó Arduino Zero lại đòi hỏi làm quen với nhiều thủ thuật hơn.
  • Mức cháy hàng: Pizero luôn cháy hàng, trong khi Arduino Zero ít người biết và sớm bị qua mặt bởi các thế hệ sau như Intel Galileo.

Có thể nói Arduino Zero là một đứa trẻ sinh non trong việc giao thông kết hợp giữa microcontroller (Atmel) và microprocessor (ARM Cortex M0+). Vì chưa phát triển và nghiên cứu kỹ nên sản phẩm này chết yểu là chuyện đương nhiên. Trong bài http://arduino.vn/bai-viet/990-raspberry-pi-va-arduino-tai-sao-khong#overlay-context=, tui đã chỉ ra rằng việc chung sống hòa bình giữa 2 dòng chip này lá có thể, và không cần phải khăng khăng đi vào lối mòn bằng cách gắn chúng trên cùng 1 board mạch. Hãy để người sử dụng quyết định cán cân tùy vào kinh nghiệm và sở trường của họ.

lên
13 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Windows 98 trên Pi Zero W - Phép màu công nghệ

Theo logic thông thường thì Raspberry Pi không thể chạy được Windows vì CPU không trùng kiến trúc (ARM vs x86). Tuy nhiên ta có thể "chạy" Windows trên Raspberry Pi bằng cách giả lập môi trường Windows với chương trình qemu. Bài này tui sẽ hướng dẫn các bạn các bước để có thể giả lập các phiên bản Windows (cụ thể là Windows 98) trên PZW (hoặc Pi3). Cảm giác cầm một bo mạch bé xíu nhưng đủ mạnh để giả lập Windows 98 phải nói là khó có thể tả hết được. Ngoài chuyện hồi tưởng lại những ngày cài Win dạo với đĩa CD những năm cuối thế kỷ trước, cảm giác nắm gọn trong lòng bàn tay cả quá khứ và tương lai của công nghệ quả thật là trên cả tuyệt vời.

lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Raspberry Pi Thiên Lý Nhãn (Phần 3): Khóa thông minh nhận dạng khuôn mặt với Raspberry Pi và OpenCV

Trong bài trước tui đã giới thiệu về việc nhận diện khuôn mặt với Raspberry Pi và webcam. Tuy nhiên bài chỉ dừng lại ở việc Raspberry Pi có thể nhận diện được khuôn mặt của bất kỳ ai đứng trước webcam mà thôi. Bài toán đặt ra là làm thế nào để Raspberry Pi nhận được khuôn mặt của chính bạn? Đây là một bài toán khó và thú vị. Khó là vì chúng ta cần thuật toán và khả năng xử lí hình ảnh mạnh. Thú vị là do ta có thể "chế cháo" kết hợp với các hệ thống bảo mật khác như vân tay, mật khẩu để tăng tính an ninh cho đề án của bạn. Vì độ phức tạp của đề án này nên tui sẽ chia ra làm 2 phần.

  • Phần đầu tiên là "phần mềm": chúng ta sẽ ghi lại khoảng 200 tấm hình webcam với khuôn mặt của bạn và huấn luyện máy tính với thuật toán chính diện (eigenfaces) của OpenCV. Do tài nguyên của Pi hạn hẹp nên bạn cần chạy phần này trên máy tính của mình. 
  • Phần tiếp theo là "phần cứng": ta nối Pi với relay và cho webcam chụp ảnh. Nếu Pi nhận diện được chính khuôn mặt của bạn thì sẽ kích relay.

Lưu ý là các bạn phải tải OpenCV về trên cả Pi và máy tính. Các bạn vào đây để download code và các tập tin cần thiết nữa: https://github.com/johnkimdinh/Facial-recognition-Raspberry-Pi-OpenCV

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: