Lồng tiếng robot cho Raspberry Pi

Mô tả dự án: 

Raspberry Pi là một board rất thích hợp cho các dự án robot thông minh. Ta có thể làm cho dự án của mình thêm sống động bằng cách phát ra các câu trả lời đơn giản. Bài này tui giới thiệu với các bạn 2 chương trình text-to-speech (chuyển chữ thành phiên âm) điều khiển bởi Python.

festival:

Đây là 1 chương trình khá đơn giản, và âm phát ra cũng rất đậm chất robot. Rất thích hợp để hù dọa thiên hạ. Để tải chương trình về, bạn vào terminal và gõ sudo apt-get install thần thánh:

sudo apt-get install festival

Sau khi cài xong rồi bạn chạy thử bằng cách gõ vào terminal:

echo "Hello master!" | festival --tts

Nếu bạn muốn chạy với Python thì sao? Chỉ cần import module os:

os.system('echo "Hello master!" |festival --tts')

espeak:

Đây là chương trình có nhiều tinh chỉnh hơn, có cả ngữ âm vùng miền Việt Nam (@_@). Rất thích hợp để các bạn mày mò. Tuy nhiên phát âm chưa chuẩn lắm, và robot của bạn rất dễ làm trò cười cho thiên hạ với cách phát âm của mình. Tải về vẫn bằng sudo apt-get install thần thánh:

sudo apt-get install espeak

Sau khi cài xong rồi bạn chạy thử bằng cách gõ vào terminal:

espeak -s 140 "Hello Master!"

Ở đây biến 140 là 140 từ 1 phút. Ta có thể chuyển giọng sang nam cao bồi Mỹ như sau:

espeak -ven-us+M -s175 "Hello Master!"

Để xem các giọng có sẵn, các bạn gõ:

espeak --voice

Đặc biệt các bạn có thể để espeak "tụng kinh" 1 quyển sách bằng cách:

espeak -f text_file_cua_ban.txt

Các bạn có thể vào http://espeak.sourceforge.net/commands.html để tham khảo thêm các trò hay ho nha. Chúc các bạn chế tạo robot thành công! wink

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Bộ điều khiển PID - ứng dụng phần 2 - xe dò line dùng thuật toán PID

Tiép nối bài viết về xe dò line cảm ơn Đỗ Hữu Toàn đã viết hộ mình phần 4. hôm nay mình sẽ làm cho chiếc xe dò line đi mượt và có hồn hơn 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Trí thông mình nhân tạo với Watson IBM và Raspberry Pi (Phần 1): Nhận dạng ngôn ngữ và tâm trạng

Bài trước tui đã hướng dẫn các bạn làm một khóa "thông minh" diện khuôn mặt với Raspberry Pi. Vì tài nguyên của Pi có hạn nên một phần công việc (cụ thể là phần training) phải được đảm nhận bởi một hệ thống khác là máy tính cá nhân của bạn. Đây cũng là xu thế của các sản phầm phần cứng trí thông minh nhân tạo trong tương lai: các phần cứng vật lý được kết nối với đám mây/ siêu máy tính để giải các thuật toán thông minh, nhường tài nguyên để robot thao tác với môi trường ngoại vi. Để làm hiểu rõ vấn đề này hơn tui sẽ hướng dẫn các bạn trong bài này xây dựng một hệ thống nhận diện giọng nói và đoán xem tâm trạng của người nói đang hỷ nộ ái ố ra sao. 

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

(Phòng chống) Nghệ thuật hắc ám với ESP8266 - Phần 1: Thích thì phát beacon hoy

ESP8266 là 1 module rất bá đạo cho việc truyền dữ liệu từ xa không dây. Tuy nhiên vì giá thành thấp và khả năng wifi khá tốt nên module này rất dễ bị lạm dụng vào các chuyện mờ ám. Đây là bài đầu tiên trong chuỗi bài chứng tỏ khả năng hắc ám của module này. Tui sẽ hướng dẫn các bạn phát beacon thông tin để quậy phá và cách phòng chống. Lưu ý là các bạn nên thực hành có trách nhiệm nếu không muốn cục tình báo C2 gõ cửa hỏi thăm.

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: