Raspberry Pi Thiên Lý Nhãn (Phần 1): Time-Lapse

Mô tả dự án: 

Trong bài "Đi học thoai" (Phần 3) (http://arduino.vn/bai-viet/994-di-hoc-thoai-phan-3-time-lapse-cuoi-ngay-...) tui có hướng dẫn các bạn làm hiệu ứng time-lapse với Raspberry Pi camera. Tuy nhiên giá 1 module camera khá chát so với túi tiền sinh viên. Nếu bạn có 1 cái webcam không sử dụng đâu đó trong nhà thì vẫn có thể làm được, có điều là độ phân giải thấp hơn nhiều thôi. (đa phần webcam có độ phân giải khoảng 1MP trở xuống, trong khi Pi Camera có độ phân giải 5 đến 8 MP tùy phiên bản).

Nguyên lý

Chúng ta dùng hàm sleep() của Python ra lệnh cho Raspberry Pi chụp hình lại mỗi 60 giây và gộp chúng lại thành 1 file với dạng .gif

Chuẩn bị

Đơn giản tới mức không thể đơn giản hơn:

Trên Raspberry Pi

Tải package ImageMagick để chuyển định dạng sang .gif:

sudo apt-get update
sudo apt-get upgrade
sudo apt-get install imagemagick -y

Tải package fswebcam để điều khiển chụp ảnh bằng webcam:

sudo apt-get install fswebcam

Chép đoạn code sau và lưu lại với tên telepresent.py:

from os import system
from time import sleep


for i in range(60*10):
    os.system("fswebcam 'image{0:04d}.jpg'.format(i)")
    sleep(60)

system('convert -delay 10 -loop 0 image*.jpg animation.gif')

 

Lưu code lại. Mở terminal trong thư mục bạn lưu file python và gõ:

python telepresent.py

 

Lưu ý

Code trên sẽ chạy trong 10 tiếng đồng hồ. Bạn có thể sửa lại số giờ trong phần for() loop nha

Nâng cao

  • Bạn đã thấy module time của Python lợi hại thế nào rồi đó. Với module này, bạn có thể chỉnh sửa chế độ chụp, tần số chụp, etc theo thời điểm trong ngày.
  • Đếm số người trong nhà với MAC address theo như bài http://arduino.vn/bai-viet/981-di-hoc-dzia-kiem-tra-nguoi-dung-co-dang-o... và tăng tần số chụp hình lên (sleep ngắn lại). 
lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Vỏ hộp cho ARDUINO UNO

Tự làm 1 chiếc vỏ hộp bảo vệ cho ARDUINO UNO của bạn chưa bao giờ đơn giản như thế này. Chỉ việc đem file dxf của mình ra ngoài tiệm cắt laser (quảng cáo và cắt thôi)!

Mình mới học ARDUINO cũng được khoảng 1 tuần thôi, đọc bài viết trên page cũng nhiều nhưng chả đóng góp được gì. Hôm nay rãnh rỗi ngồi làm cái hộp cho con UNO vì mấy hôm trước mình toàn lót giấy phía dưới rồi đặt em nó lên thấy cũng bất tiện, nếu các bạn có hứng thú thì làm theo file cad mình để ở cuối bài nha.

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Trí thông mình nhân tạo với Watson IBM và Raspberry Pi (Phần 1): Nhận dạng ngôn ngữ và tâm trạng

Bài trước tui đã hướng dẫn các bạn làm một khóa "thông minh" diện khuôn mặt với Raspberry Pi. Vì tài nguyên của Pi có hạn nên một phần công việc (cụ thể là phần training) phải được đảm nhận bởi một hệ thống khác là máy tính cá nhân của bạn. Đây cũng là xu thế của các sản phầm phần cứng trí thông minh nhân tạo trong tương lai: các phần cứng vật lý được kết nối với đám mây/ siêu máy tính để giải các thuật toán thông minh, nhường tài nguyên để robot thao tác với môi trường ngoại vi. Để làm hiểu rõ vấn đề này hơn tui sẽ hướng dẫn các bạn trong bài này xây dựng một hệ thống nhận diện giọng nói và đoán xem tâm trạng của người nói đang hỷ nộ ái ố ra sao. 

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Arduino thâm cung bí sử - Thuở hồng hoang

Rất ít người biết rằng đã từng tồn tại 2 công ty Arduino tranh giành thị trường, càng ít ít người biết hơn vì sao Arduino tại sao ra đời ở nước Ý. Tuy nhiên thâm cung bí sử của Arduino chưa dừng lại đây. Bạn có biết tại sao Arduino IDE lại dùng java? Bạn có biết rằng các prototype của arduino sử dụng ARM hay chip dán ATmega128 trước khi quay sang ATmega8 để giảm giá không? Cùng đọc tiếp để hiểu thêm về thời hoang sơ của công ty này nha!

Lược dịch và tham khảo từ github của Barragán.

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: