Cho tui 1 dzé đi tuổi thơ - Cài đặt Retro Pie - Chơi game thùng với Raspberry Pi

Mô tả dự án: 

Trong chúng ta hẳn ai cũng đã từng mê mẩn với các trò chơi điện tử console ở quán ngoài đầu ngõ. Hiện nay các thế hệ console đời mới XBOX, PS liên tục phát hàn các trò rất hay, nhưng đôi khi ta lại hoài niệm và muốn quay về tuổi thơ với cá trò kinh điển như Contra, Mario, KKND. Bài này tui sẽ hướng dẫn các bạn cài hệ điều hành Retro Pie giả lập các game đời xa xưa. (Dịch từ https://github.com/retropie/retropie-setup/wiki/First-Installation)

Chuẩn bị

  • Raspberry Pi (Pi 3 là tốt nhất)
  • Hộp Raspberry Pi (không cần thiết lắm nhưng cũng nên có)
  • MicroSD Card và đầu đọc thẻ
  • 1 USB
  • Cáp HDMI
  • TV hay màn hình vi tính (chọn TV cho nó hoài cổ 1 xí)
  • Wifi USB hay cáp Ethernet (Pi 3 thì không cần heart)
  • Nguồn 5V 2A (2.5A nếu là Pi 3)
  • Bàn phím USB và chuột
  • Tay cầm chơi game

Cài OS

  • Các bạn vào https://retropie.org.uk/download/ và tải OS (nhớ chọn cho đúng phiên bản Pi của mình nhóe)
  • Dùng chương trình 7-zip hay tương tự để giải nén file
  • Burn file vào card SD:

Chỉnh cấu hình

Lần đầu tiên chạy Retro Pie, bạn sẽ gặp 1 cái màn hình như vầy:

Bạn bấm 1 nút bất kỳ và nó sẽ hiện lên tên:

Sau đó bạn chỉnh các nút bấm tùy chọn. Tên Tiếng Anh của các nút bấm các bạn có thể tham khảo hình dưới đây:

 

 

 

Tải game về USB

  • Trước tiên là bạn cần tạo 1 thư mục với tên retropie trên USB.
  • Cắm USB vào Raspberry Pi
  • Chờ 1 xí để nó thôi nhấp nháy LED
  • Rút USB ra và cắm vào máy tính của bạn.
  • Vào trang https://www.loveroms.com/ và tải game về. Chép vào thư mục retropie/rom trên USB của bạn
  • Cắm USB vào Raspberry Pi và chờ nó hết nhấp nháy LED
  • Reboot lại Raspberry Pi
  • Chơi thoai!
lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Bộ điều khiển PID - ứng dụng phần 2 - xe dò line dùng thuật toán PID

Tiép nối bài viết về xe dò line cảm ơn Đỗ Hữu Toàn đã viết hộ mình phần 4. hôm nay mình sẽ làm cho chiếc xe dò line đi mượt và có hồn hơn 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Trí thông mình nhân tạo với Watson IBM và Raspberry Pi (Phần 2): Nhận dạng khuôn mặt, giới tính và tuổi

Bài trước tui đã hướng dẫn các bạn làm quen với Watson IBM trên Raspberry Pi. Bây giờ chúng ta sẽ quay trở lại với bài toán nhận diện khuôn mặt. Trong bài khóa "thông minh" với OpenCV, dữ liệu nhận dạng khuôn mặt được đưa ra bởi một thuật toán "tĩnh" OpenCV trên laptop của các bạn và sau đó kết quả được chép thủ công vào Raspberry Pi. Raspberry chỉ việc dựa vào kết quả training và đưa ra kết quả nhận diện khuôn mặt. Đây chưa phải là giải pháp tối ưu vì giả sử bạn muốn thay đổi thuật toán mới hoặc train cho tốt hơn thì không thể thực hiện trên Pi được. Thay vậy, bạn có thể dùng dịch vụ cloud của Watson cho việc training và chỉ việc up hình lên để Watson nhận diện. Kết quả sẽ được trả về qua json với lượng thông tin phong phú hơn nhiều. 

lên
7 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Arduino hậu tiền chế - Làm xong code rồi thì làm gì ?

Giả sử bạn chế tạo thành công hệ thống bật tắt đèn vơi Arduino và relay và bây giờ bạn muốn ứng dụng chúng trong môi trường sống của mình. Bạn muốn mọi người trầm trồ với điều kỳ diệu của vi điều khiển Arduino, nhưng ngặt nỗi họ không hề biết lập trình. Vấn đề của bạn bây giờ là làm sao để dự án của bạn dễ sử dụng với càng nhiều người càng tốt. Nói cách khác đi là bạn đã đưa dự án của mình qua giai đoạn mới, từ hậu-kết (back-end) với code và phần cứng, bây giờ bạn chuyển sang tiền-kết (front-end). Dự án của bạn có cất cánh hay không là ở giai đoạn này, vì vậy bạn nên dành thời gian suy nghĩ vấn đề này một chút sau khi bạn đã thành công với việc viết code.

lên
23 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: