So sánh ngắn giưa 2 board mini breakout và arduino breakout của Intel Edison - VMIG2016

I. Giới thiệu

Như chúng ta đã biết, cuộc thi VMIG 2016 năm nay đã có kết quả vòng sơ khảo. Xin chúc mừng 40+2 nhóm đã vào tròng 2 của cuộc thi năm nay, Chúng ta cùng xem trong bộ board mạch edison và mini breakout có điều gì hot nhé!

II. Edison là gì ?

Bạn có thể xem bài viết của Tôi yêu Arduino tại đây nhé, bạn ý viết đầy đủ lắm rồi :)

III. Minibreakout có gì hot ?

Ngoài vấn đề năng lượng như mình đã nói ở bài Vấn đề năng lượng cho board Intel Edison với Mini breakout, mini breakout còn rất nhỏ và phải hàn chân vào GPIO để sử dụng hết tính năng của nó! Nhưng điều đó có thực sự là vấn đề hay không ?

Nào, chúng ta cùng điểm lại một tí về các chân gpio của edison.

Nếu là một người đã từng dùng qua nhiều board mạch nhúng, bạn sẽ nhận thấy rằng, edison cho chúng ta đến 56 pin trong đó có đến 40 chân là GPIO, nghĩa là bạn có đến 40 cổng giao tiếp (theo lý thuyết). Có nghĩa là so với một con Raspberry Pi (cùng mức điện thế GPIO 3.3V), edison nhiều pin hơn và kích thước chỉ có 1/3 so với Pi (tuy nhiên giá gấp đôi Rpi 3).

Như vậy, với việc hàn 56 pin đực vào 56 cổng của Edison, bạn có thể tận dụng thực sự sức mạnh của edison, đó là sức mạnh của một máy tính nhúng.

Tuy nhiên, điểm yếu của edison trên mini breakout so với arduino breakout chính là hiệu điện thế gpio chỉ ở mức 3.3V (thực ra cũng giống như những máy tính nhúng khác như orange pi, raspberry pi, banana pi,...). Nghĩa là các bạn chưa có bao giờ làm việc với điện tử sẽ làm hỏng edison một cách DỄ DÀNG.

Như vậy, nếu là một newbie, bạn không nên dùng minibreakout mà nên dùng arduino breakout. Nhưng vấn đề ở chỗ, việc sở hữu một arduino breakout không phải là việc dễ dàng. Vậy thì làm sao để chung hòa những mâu thuẫn này? Có một cách khá hay, mà mình đã từng dùng với intel galileo khi mới sở hữu nó, đó chính là sử dụng một board arduino để đảm nhiệm phần điều khiển, đọc cảm biến,... Rồi sau đó cho Arduino Mini breakout gắn với con arduino này qua cổng usb! Như thế sẽ dễ dàng và an toàn hơn :), vì bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề điện thế!

Nên nhớ, arduino breakout + edison chả khác nào intel galileo, rất cồng kềnh mà không phù hợp với những dự án wearable và iot. Và khi chơi với arduino breakout + edison, đầu gắn dây là đầu cái, nghĩa là bạn muốn hệ thống bạn chạy tốt và không sợ lỏng dây thì phải mua hoặc chế nhưng shield rồi gắn lên! Trong khi đó, với mini breakout, bạn có thể yên tâm vì dây breadboard cái - cái rất khó bị lỏng!

IV. Kết luận

Các bạn hoàn toàn có thể yên tâm chế tác với Edison và minibreakout, hãy thử sử dụng nó như một board thần thánh trong dự án VMIG2016 và những dự án sau này nữa. Cùng chế tác với nhóm của tôi nào!

lên
25 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Lưu các biến CHỈ ĐỌC với PROGMEM

Trong bài Tiết kiệm RAM trong Arduino?, chúng ta đã biết cách lưu chuỗi hằng vào bộ nhớ FLASH thay cho việc lưu hết bọn chúng vào RAM. Như vậy, một hằng chuỗi có thể được lưu vào bộ nhớ FLASH thay vì lưu vào RAM. Vậy, câu hỏi đặt ra là, những biến hằng khác (hằng số, hẳng mảng, hẳng số thực) có thể được lưu vào FLASH thay vì vào RAM hay không?

Trong thực tế, các biến hằng (trừ hằng chuỗi) hầu hết chỉ tốn vài chục byte để lưu trữ nên RAM, nên chúng ta cũng chưa gặp vấn đề gì trong việc lưu trữ hằng số hay hằng mảng cả. Nhưng thỉnh thoảng, có những lúc, ta phải tìm cách lưu trữ chúng ở một nơi khác, ví dụ Bài 12: Phát nhạc bằng Arduino với một cái loa hoặc buzzer.

Chần chừ gì nữa, biết muốn phám khá khả năng của Arduino - hay không?

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.