Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 13: Tạo hàm điều khiển bộ phận di chuyển sử dụng L298

Đây là phần 13 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code"

- Xem lại phần 12 tại đây

Ở phần trước, mình đã hướng dẫn các bạn tạo một hàm giúp điều khiển motor dễ dàng hơn, và mục đích của phần đó chính là tạo hàm của phần này. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo hàm điều khiển bộ phận di chuyển sử dụng module L298. Với hàm này bạn có thể ứng dụng nó làm các dự án xe hay robot di chuyển bằng bánh xe sử dụng module L298 để điều khiển.

Cách thức hoạt động

Bộ phận di chuyển của chúng ta sẽ gồm 2 nhánh: nhánh trái và nhánh phải. Mỗi nhánh gồm 1 hoặc 2 motor nối vào 2 chân out của module(2 motor thì mắc song song). Muốn cho bộ phận tiến, lùi thì cho 2 nhánh cùng xoay một chiều. Muốn rẽ thì 2 nhánh xoay ngược chiều nhau. Quá đơn giản phải không :))

Thực hành

Chuẩn bị

Lắp mạch như sau:

Ok, chú ý: Nên đọc phần 12 trước khi thực hành phần này.

Lập trình với mBlock

Trước tiên ta tạo một hàm motorMove như phần trước.

Sau đó tạo một hàm tên robotMove gồm 1 thông số thuộc kiểu số để chỉ chế độ chạy (giá trị của thông số này từ 0 - 4 tương ứng với 5 chế độ chạy như hình):

Lập trình chính cho arduino, mình lập trình cho con xe của mình chạy ngẫu nhiên.

Thằng mBlock này thích bị lỗi nên mình phải chỉnh tí.

pinMode lại như hình

Úp luôn cho nóng :D

Lập trình với Arduino IDE

Code nóng hổi vừa thổi vừa úp nè.

#define inA1 10
#define inA2 9
#define inB1 8
#define inB2 7
void setup()
{
  pinMode(inA1,OUTPUT);
  pinMode(inA2,OUTPUT);
  pinMode(inB1,OUTPUT);
  pinMode(inB2,OUTPUT);
}
void loop()
{
  robotMove(random(0,5)); //Chay ngau nhien che do tu 0 - 4
  delay(3000);
}
void robotMove(int chedo)
{
  switch(chedo)
  {
    case 0: //Dung
    motorMove(inA1,inA2,0);
    motorMove(inB1,inB2,0);
    break;
    case 1: //Di thang
    motorMove(inA1,inA2,1);
    motorMove(inB1,inB2,1);
    break;
    case 2: //Lui
    motorMove(inA1,inA2,2);
    motorMove(inB1,inB2,2);
    break;
    case 3: //Xoay phai
    motorMove(inA1,inA2,2);
    motorMove(inB1,inB2,1);
    break;
    case 4: //Xoay trai
    motorMove(inA1,inA2,1);
    motorMove(inB1,inB2,2);
    break;
  }
}
void motorMove(int in1,int in2, byte action)
{
  switch(action)
  {
    case 0: //Dung
    digitalWrite(in1,0);
    digitalWrite(in2,0);
    break;
    case 1: //Chieu thu 1
    digitalWrite(in1,1);
    digitalWrite(in2,0);
    break;
    case 2: //Chieu thu 2
    digitalWrite(in1,0);
    digitalWrite(in2,1);
    break;
  }
}

Kết luận

Đây chính là con xe khủng của mình :)))))

Chúc các bạn thành công. Cảm ơn đã quan tâm theo dõi.

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

[Truyền thông] Phát động cuộc thi "Oraichain Hackathon" 2022 - Săn tiền thưởng 100 triệu đồng

    Hiện nay với xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, AI và Blockchain đang ngày càng được quan tâm, phát triển. Các cuộc thi về AI thì đã có nhiều, còn các cuộc thi về Blockchain thì vẫn còn khá ít và hạn chế. Trước sự quan tâm của các bạn trẻ đam mê công nghệ tại Việt Nam về Blockchain, chiều ngày 19/4/2022, tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển khoa học, công nghệ và tài năng trẻ (Trung ương Đoàn) đã phối hợp với các đơn vị chính thức khởi động cuộc thi lập trình Orachain Hackathon năm 2022.

lên
6 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

iNut cảm biến - Bài 2: Tự tạo webapp điều khiển thiết bị IoT

Xin chào các bạn, ở bài số 1, mình đã giới thiệu về mọi thứ cơ bản của iNut cảm biến, qua đó các bạn cũng đã nắm được các khái niệm về IoT cũng như cách sử dụng iNut cảm biến cơ bản. Tiếp nối seri, hôm nay mình sẽ giới thiệu về giao thức MQTT và cách tạo một cái webapp đơn giản để điều khiển và theo dõi nha.

lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.