Giới thiệu cơ bản máy tính 15 USD: Pine64

Mô tả dự án: 

Trong trào lưu máy tính nhúng, phân khúc giá từ 10 USD đến 25 USD là một phân khúc khá "hổng giống ai": Không thể được xem là rẻ đột xuất "hai tô phở" như Pi Zero hay Omega2 để thu hút người mua, nhưng cũng không đế nỗi đốt cháy túi tiền như Pi3 hay Arduino UNO (nguyên bản) khiến người mua ngần ngại móc hầu bao. Bài này tui sẽ giới thiệu 1 máy tính như vậy, có tên là Pine64. 

Thông tin cơ bản:

Pine64 được xem là một dự án gây quỹ rất thành công trên Kickstarter (một hình thức gây quỹ đám đông) với số tiền tập hợp được là 1.7 triệu USD. Một điều đập ngay vào mắt bạn là Pine64 (xanh lam) có kích thước PCB rất lớn với nhiều cổng giao tiếp rất hầm hố. Có lẽ, phương châm "Máy tính 15 USD đầu tiên trên thế giới" đã giúp cho sự thành công của Pine64. Nếu bạn chỉ nhìn vào hình trên và so sánh giá với board Raspberry Pi (35 USD), có khả năng rất cao là người tiêu dùng sẽ chọn ngay Pine64 đơn thuần là vì nó quá rẻ. Lấy số tiền 15 Mỹ cành chia cho diện tích PCB thì Pine64 là vô đối và chiếm giữ vị trí độc cô cầu bại hiện nay.

Tuy nhiên, cấu hình cơ bản của Pine64 lại không được ấn tượng lắm: ARM Cortex-A53 1.2GHz, 512MB DDR3 RAM, HDMI. Thay vào đó, Pine64 nhấn mạnh vào kiến trúc 64 bit, 2-core GPU, 84 GPIO. Ngoài ra, Pine64 cũng có thêm module thời gian thực RTC, mắt nhận hồng ngoại, gigabit ethernet (phiên bản 19 USD). Wifi và Bluetooth không được đi kèm, nhưng bạn có thể mua thêm các board mở rộng.

 Dựa trên cấu hình trên, ta thấy Pine64 nhắm đến các ứng dụng thiên về ứng dụng xử lý. Đặc biệt, 2-core GPU có vẻ thích hợp cho việc chạy Android. Pine64 quảng cáo là có thể chạy các Android apps, một điều quá tuyệt vời cho một board mạch giá 15 USD:

Ứng dụng của Pine64

Theo như trên Kickstarter, Pine64 có thể thực thi 11040 MIPS (Million Instructions per Second - triệu lệnh mỗi giây). nghĩa là tương đương với máy chơi game PS3 hay 1 netbook chạy AMD E-240 CPU 1.5GHz. Có vẻ như Pine64 nhắm vào thị trường game. Các ví dụ ứng dụng của Pine64 đều nhắm vào khía cạnh này:

Chơi game Angry Birds huyền thoại. Đây là 1 điều rất ấn tượng, vì cho đến hôm nay (12/7/2016), Raspberry Pi 3 có giá hơn gấp đôi Pine64 vẫn chưa thể chơi Angry Birds hoàn chỉnh được.

 

Một số đồ chơi phụ kiện của Pine64 cũng nhắm đến việc bạn tự làm 1 tablet DIY:

Tuy nhiên, tất cả ứng dụng của Pine64 đều dừng lại ở đây. Các ứng dụng Internet của Vạn Vật không hề được nhắc tới, mặc cho số GPIO khá ấn tượng. Thực sự là Pine64 hứng rất nhiều gạch đá từ người mua vì họ không thể nào boot được Pine64 mặc dù đã thử với các hệ điều hành khác nhau. Và nếu boot được thì Pine64 chạy rất ì ạch, huống chi là để prototyping. Một điểm nhược của Pine64 nữa là hệ thống trợ giúp support rất kém và công ty mẹ còn không nghĩ đến việc tìm cho mình trang host. Thử tượng tượng việc bạn phải tải image của OS qua torrent xem?

 

 

So sánh với Pi và các máy tính nhúng khác:

Ở đây tui chỉ ghi lại bảng so sánh phần cứng:

Lợi thế 64-bit của Pine64 bit đã bị mất khi Pi 3 ra đời, và lại còn đi kèm với Wifi và Bluetooth thích hợp. Có thể nói, Pine64 là một chiến lược sai lầm khi có tham vọng đánh bại Raspberry Pi bằng giá thấp. Khi đưa lên Kickstarter, rõ ràng là Pine64 có ưu thế so vơi Pi, nhưng 6 tháng sau trong khi Pine64 vẫn loay hoay với việc phát triển phần mềm thì Pi 3 ra đời và tung đòn kết liễu vào tham vọng này. Một điểm nữa là lợi thế DDR3 và 64-bit là thứ yếu so với một cấu hình vững chãi có thể chạy được nhiều ứng dụng. Bạn có thể xây nhà lầu khi chưa đào móng sâu, nhưng không ai bảo đảm là căn nhà lầu của bạn sẽ lâu bền được.

Còn với C.H.I.P thì sao? C.H.I.P rõ ràng có cấu  hình yếu hơn, nhưng lại nhắm vào đối tượng rõ ràng và có kích thước mi nhon bỏ túi. Hơn nữa, C.H.I.P chú trọng vào phần mềm và ứng dụng chứ không chỉ hoa mỹ về cấu hình phần cứng. Điều này khiến C.H.I.P thành công hơn Pine64.

Tóm lại, ta thấy việc phát triển các board mạch giá rẻ cũng giống như việc học prototyping trên Arduino vậy. Bất kỳ ai cũng có thể mua vài con linh kiện về ráp lại như chơi lego, code vài thứ và cho ra lò một "sản phẩm". Tuy nhiên, để là một sản phẩm có ứng dụng cao và thành công thì ta cần nhiều hơn thế nữa. Cụ thể là việc ghi chép lại đầy đủ các tài liệu và quan trọng là phải có demo sẵn hoạt động được. Pine64 đáng buồn là tuy vẫn đang loay hoay với giai đoạn đầu nhưng đã ra sản phẩm, và không thể nâng thành công của mình lên tầm cao mới.  

lên
7 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Cho tui 1 dzé đi tuổi thơ - Cài đặt Retro Pie - Chơi game thùng với Raspberry Pi

Trong chúng ta hẳn ai cũng đã từng mê mẩn với các trò chơi điện tử console ở quán ngoài đầu ngõ. Hiện nay các thế hệ console đời mới XBOX, PS liên tục phát hàn các trò rất hay, nhưng đôi khi ta lại hoài niệm và muốn quay về tuổi thơ với cá trò kinh điển như Contra, Mario, KKND. Bài này tui sẽ hướng dẫn các bạn cài hệ điều hành Retro Pie giả lập các game đời xa xưa. (Dịch từ https://github.com/retropie/retropie-setup/wiki/First-Installation)

lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Giới thiệu Arduino MKRFOX1200

Gần đây chúng ta được chứng kiến sự đồng loạt "lên đời" của các board mang tên Zero (Orange Pi Zero IoT, Raspberry Pi Zero W) với sự tích hợp chuẩn giao tiếp không dây như Wifi, Bluetooth, GPRS. Và dĩ nhiên là Arduino cũng không thể đứng ngoài cuộc chơi sôi động này được. Đúng như dự đoán, sau ngày sinh nhật Arduino Day 2017, Arduino đã tung ra sản phẩm Arduino MKRFOX1200 hướng đến IoT. Theo như lời quảng cáo thì MKRFOX1200 có thể sử dụng 6 tháng liên tục chỉ với 1 cục pin AAA, do sử dụng chip SAMD21 tiêu thụ điện năng thấp như trên Arduino Zero và tích hợp thêm chuẩn Sigfox. Chúng ta cùng xem MKRFOX1200 này có gì đặc biệt nha!

lên
21 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: