Giới thiệu Raspberry Pi Zero W

Sinh nhật của Raspberry Pi là ngày 29 tháng 2. Và đúng như dự đoán, vào hôm nay 28/02 2017, Raspberry Pi Foundation lại làm một điều gì đó đặc biệt như họ vẫn thường làm hằng năm. Năm nay, điều đó là việc cho lên kệ phiên bản Pi mới nhất, Raspberry Pi Zero W.

 raspberry-pi-zero-wireless_1024x1024

Raspberry Pi Zero W

Cấu hình

  • 1GHz, single-core CPU
  • 512MB RAM
  • Mini-HDMI port
  • Micro-USB On-The-Go port
  • Micro-USB power
  • HAT-compatible 40-pin header
  • Composite video and reset headers
  • CSI camera connector
  • 802.11n wireless LAN
  • Bluetooth 4.0

Như vậy có thể thấy bản Zero W này có cấu hình hoàn toàn tương tự bản Zero gần nhất, nhưng điểm đặc biệt là 2 đặc tính quan trọng được thêm vào Wifi và Bluetooth. Chip Wifi và Bluetooth được sử dụng giống hệt trong phiên bản Raspberry Pi 3, chỉ khác ở phần ăng-ten. Ăng-ten trên Pi 3 là chip SMD  còn Ăng-ten trên Zero W là loại rời được hàn trên board và bạn có thể dễ dàng quan sát thấy.

Antenna-web

Phần tam giác ở góc board chính là Ăng-ten

Người dùng Việt Nam có thể trông đợi gì từ phiên bản này ?

Về giá cả, 10$ là một cái giá rất tuyệt cho một hardware có cấu hình thế này. Còn nhớ cách đây vài năm phiên bản Raspberry Pi B ra đời với giá 35$, gấp 3.5 lần nhưng cấu hình CPU yếu hơn (chỉ 700 MHz) và không có Wifi, Bluetooth. Tuy nhiên, liệu chúng ta có thể có được Pi Zero W với giá trên hay ít ra là chỉ nhỉnh hơn một chút ? Câu trả lời là khó. Còn nhớ phiên bản Zero trước, giá chỉ 5$ nhưng gần như rất khan hiếm và có mua được thì giá cũng đã đội lên tới khoảng 20$.  Chúng tôi cũng đã liên hệ những nhà cung cấp chính thức cho Pi Zero W hiện tại, một số đã ngay lập tức hết hàng (???), một số phí ship về Việt Nam rất đắt và một số thậm chí không hỗ trợ ship về Việt Nam.

Về sử dụng, Raspberry Pi Zero W rất phù hợp cho việc xây dựng prototype, project hay product vì nó đã được tinh gọn đi rất nhiều ngoại vi. Tuy nhiên để sử dụng cho việc học thì Pi Zero W sẽ ngốn thêm của bạn nhiều khoản chi phí nữa cho các ngoại vi để có thể sử dụng được như Pi 3 như USB OTG Cable, Hub USB, mini-HDMI sang HDMI adapter, 2×20-male pin… Lúc này, với những ngoại vi như trên thì chi phí cho Pi Zero W lại đã bị đôn lên thêm kha khá. Và nên nhớ là cấu hình của Zero vẫn thua Pi 3 một khoảng xa.

sosanh

So sánh Chip SOC của Pi 3 và Pi Zero/Zero W

Vậy nên nếu bạn có thể có được Zero W với giá khá lành lặn thì hẵng chọn em ấy, còn không thì Pi 3 vẫn là bản đẹp nhất để lựa chọn vì về bản chất ứng dụng, chúng giống hệt nhau. Tất nhiên, nếu không quan tâm đến giá cả và bạn vẫn muốn sở hữu board mạch mini, mạnh mẽ, mới mẻ  và ít người có như bản Pi Zero W này thì ngại gì mà không tiến tới.

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Điều chỉnh điện áp đọc được tối đa ở các chân Analog

Lâu nay chúng ta đã quen với việc đọc tín hiệu từ các chân nalog với mức điện áp từ 0V - 5V. Thế nhưng với Arduino ta có thể thay đổi mức điện áp đó bằng cả cách cách lập trình với code và cách phần cứng. HeHe bắt đầu tìm hiểu thôi.

lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

[Khám phá thế giới IoT với bSmart] Bài 1 - Điều khiển 8 rơ le qua internet

Xin chào các bạn, tiếp nối seri bài viết "Khám phá thế giới IoT với bSmart", hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tự tạo một mô hình IoT nho nhỏ với 8 chiếc rơ le được điều khiển qua mạng internet. Đặc biệt, với kit bSmart mình sẽ hướng dẫn các bạn cách lập trình để thiết bị của chúng ta có thể tự kết nối wifi khi đến vùng có sóng wifi cần kết nối và tự động chuyển sang sử dụng dữ liệu di động để kết nối khi ra khỏi vùng sóng wifi (Một tính năng thông minh y hệt như trên điện thoại di động của chúng ta).

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.