Cửa thông minh điều khiển bằng thẻ từ

I. Giới thiệu

Hôm nay, mình sẽ chia sẻ về cách sử dụng module RFID để làm cửa thông minh tự động đóng mở bằng thẻ từ nhé laugh Vậy chức năng của module RFID là gì?

Module RFID RC522 sử dụng IC MFRC522 của Phillip dùng để đọc và ghi dữ liệu cho thẻ NFC tần số 13.56mhz, với mức giá rẻ (khoảng 90k hoy smiley ), thiết kế nhỏ gọn, module này là sự lựa chọn hàng đầu cho các ứng dụng về ghi đọc thẻ RFID.

Sau đây là 1 vài hình ảnh về em nó: 

II. Chuẩn bị

Đã có 1 bài viết của anh Nguyen Manh Hung nói về module RFID rồi á, nhưng anh ấy sử dụng thư viện MFRC522. Mình sẽ chỉ cho các bạn 1 thư viện dễ sử dụng hơn, đó là thư viện RFID, các bạn có thể tải tại đây

III. Nối dây

Arduino UNO Module RFID Servo
11  MOSI  
12 MISO  
13 SCK  
10 SDA  
9 RST  
3.3V 3.3V  
GND GND GND
5V   5V

IV. Code thoai

/*
* MOSI: Pin 11 / ICSP-4
* MISO: Pin 12 / ICSP-1
* SCK: Pin 13 / ISCP-3
* SS: Pin 10
* RST: Pin 9
*/

#include <Servo.h>
#include <SPI.h>
#include <RFID.h>

#define SS_PIN 10
#define RST_PIN 9
Servo myservo;
RFID rfid(SS_PIN, RST_PIN);

unsigned char reading_card[5]; // Mảng đọc mã card
unsigned char master[5] = { 134, 138, 22, 126, 100 }; // Mã Card phù hợp để mở cửa
unsigned char slave[5] = { 246, 253, 148, 53, 170 }; // Mã Card phù hợp để đóng cửa

unsigned char i, j;

void setup()
{

    myservo.attach(8);
    Serial.begin(9600);
    SPI.begin();
    rfid.init();
    myservo.write(30);
}

void loop()
{
    if (rfid.isCard()) {
        if (rfid.readCardSerial()) // Nếu có thẻ
        {

            for (i = 0; i < 5; i++) {

                reading_card[i] = rfid.serNum[i]; //Lưu mã thẻ đọc được vào mảng reading_card
            }
            Serial.println();
            //verification
            for (i = 0; i < 5; i++) {
                //So sáng từng phần tử của mảng reading_card với mảng master
                if (reading_card[i] != master[i]) //Nếu có 1 phần tử bất kỳ nào không phù hợp...thỳ thoát vòng lặp, lúc này ta nhận được giá trị của i
                {
                    break;
                }
            }
            // Tương tự với thẻ Slave
            for (j = 0; j < 5; j++) {
                if (reading_card[i] != slave[i]) {
                    break;
                }
            }
            if (i == 5) // Nếu các phần tử của màng reading_card phù hợp hết với mảng master thì lúc này i chạy đến 5
            {
                myservo.write(180); // đóng cửa
            }
            if (j == 5) {
                myservo.write(30); // mở cửa
            }
        }
        rfid.halt();
    }
}

Rất đơn giản phải không nào? Chúc các bạn thành công !!! wink

Youtube: 
lên
32 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Cảm biến độ ẩm đất và những ứng dụng hay của nó

Hôm nay, mình sẽ giới thiệu cho các bạn một loại module mới (nói là mới thì không phải, thực ra là trên cộng đồng chưa có bài nói về cái này). Đó là module cảm biến đất. Với module này các bạn có thể ứng dụng nhiều trong các dự án tự động như: đọc độ ẩm đất hoặc áp dụng vào các hệ thống tưới tiêu tự động...VD: bạn có thể chế một hệ thống điều khiển bơm nước qua rơ le...theo độ ẩm của đất...nếu đất khô, tự động tưới...đất ẩm thì dừng lại chả hạn!!! Rất thú vị phải không ạ??? Vậy sử dụng nó như thế nào??? Các bạn hãy đọc hết bài viết này của mình nhé!!!

lên
39 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Ghi dữ liệu vô File bằng Visual C# - Ứng dụng trong dự án lưu log bằng máy tính

Làm thế nào để ghi dữ liệu đã nhận từ Arduino vào file Text bằng C#??? Để lý giải câu hỏi này, hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn ghi dữ liệu vào .txt thông qua Visual C#. Và đặc biệt, trong bài viết này, mình sẽ làm việc với chương trình Console.

lên
26 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.