Kết nối wifi cho Intel galileo bằng card wifi (cổng mini PCI)

Giới thiệu

Với cổng mini PCI, chúng có thể làm rất nhiều thứ với Intel Galileo, có thể kể đến như kết nối wifi, gắn thêm card đồ họa để xuất màn hình,… Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách kết nối wifi cho Intel Galileo thông qua cổng mini PCI này.

Bạn cần

  • Intel Galileo Gen 1 / 2
  • Full-sized mini PCI card wifi driver hoặc half-sized mini PCI card wifi driver (với một miếng đế half-sized). 

Full sized

Half sized

Tiến hành

Để dùng được card wifi, bạn cần cài hệ điều hành IOT Devkit tại bài viết [Intel Galileo] Cài đặt Linux Yocto (iot-devkit) lên Intel Galileo trước.

Sau đó, trong môi trường SSH, bạn chạy lệnh sau:

$ lspci -k | grep -A 3 -i "network"

Nếu kết quả bạn nhận được có dạng dưới đây, thì con card wifi của bạn dùng được.

01:00.0 Network controller: Qualcomm Atheros AR9285 Wireless Network Adapter (PCI-Express) (rev 01)
        Subsystem: AzureWave AW-NE785 / AW-NE785H 802.11bgn Wireless Full or Half-size Mini PCIe Card
        Kernel driver in use: ath9k
        Kernel modules: ath9k

Thường thì mã pci id của card wifi là 01:00.0. Trong danh sách driver wifi của IOT Devkit có rất nhiều dòng card wifi phổ biến. Nếu các bạn không nhận được driver card wifi của mình thì hãy bình luận ở dưới nhé (nhớ đảm bảo card wifi của bạn hoạt động tốt trong laptop nhé).

Trong Intel Galileo, hệ điều hành linux IOT Devkit hỗ trợ cho ta chương trình connman, chương trình này giúp chúng ta quản lý các kết nối wifi từ card wifi driver ở cổng mini PCI.

Bạn chạy các lệnh sau để tiến hành cài đặt kết nối wifi.

$ connmanctl
connmanctl> enable wifi
Enabled wifi
connmanctl> technologies
/net/connman/technology/p2p
	Name = P2P
	Type = p2p
	Powered = True
	Connected = False
	Tethering = False
/net/connman/technology/ethernet
	Name = Wired
	Type = ethernet
	Powered = True
	Connected = False
	Tethering = False
/net/connman/technology/wifi
	Name = WiFi
	Type = wifi
	Powered = True
	Connected = True
	Tethering = False	
connmanctl> scan wifi
	Scan completed for wifi
connmanctl> services
*AO Wired                ethernet_000000000000_cable
<WiFi SSID1>             wifi_<adapter MAC>_<hotspot 1 numeric SSID>_<type e.g. managed>_<encryption e.g. psk, or wep resp>
<WiFi SSID2>             wifi_<adapter MAC>_<hotspot 2 numeric SSID>_<type e.g. managed>_<encryption e.g. psk, or wep resp>

Chúng ta sẽ thiết đặt các câu lệnh sau để chỉnh chế độ auto connect vào mạng wifi và bật chế độ DHCP cho ipv4.

connmanctl> config wifi_<MAC_a>_<MAC_h>_managed_psk --autoconnect yes --ipv4 dhcp 
	Error wifi_<MAC_a>_<MAC_h>_managed_psk: Invalid service
	Service      wifi_<MAC_a>_<MAC_h>_managed_psk Ethernet = [ Method=auto, Interface=wlp1s0, Address=<MAC>, MTU=1500 ]
	Service      wifi_<MAC_a>_<MAC_h>_managed_psk IPv4.Configuration = [ Method=dhcp ]

Để kết nối với AP (access point  - bộ phát wifi) có đặt mật khẩu, thì ta làm thêm 2 câu lệnh sau:

connmanctl> agent on
Agent registered
connmanctl> connect wifi_0cd2926de3ae_486f6d65574c414e_managed_psk
Agent RequestInput wifi_0cd2926de3ae_486f6d65574c414e_managed_psk
Passphrase = [ Type=psk, Requirement=mandatory ]

	Connected wifi_0cd2926de3ae_486f6d65574c414e_managed_psk
Passphrase? <passphrase goes here>

Ok, đến đây là bạn đã kết nối thành công đến mạng wifi nhà mình. Để kiểm tra IP, bạn gõ lệnh ifconfig và tìm tên mạng là wlp1s0 nhé.

Bây giờ bạn chỉ việc gỡ cổng LAN ra và kết nối bằng địa chỉ IP vừa nhận được thôi.

Tham khảo: https://software.intel.com/en-us/blogs/2014/04/25/wireless-galileo-on-yocto-linux-iot-devkit-image

 

lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Ứng dụng thư viện bất đồng bộ để điều khiển bất đồng bộ nhiều (hàng chục) servo - Hư cấu chăng?

Cũng đã khá lâu kể từ lúc mình xuất bản thư viện xử lý bất đồng bộ với Arduino. Tuy nhiên, mình vẫn chưa có nhiều ví dụ để thực sự kêu gọi các bạn sử dụng thư viện này trong dự án, hôm nay, sau khi được trao đổi với nhiều bạn, mình thấy vấn đề điều khiển nhiều servo có thể ứng dụng thư viện của mình vào một cách dễ dàng. Nên mình sẽ viết một bài ví dụ để hướng dẫn các bạn điều khiển rất nhiều Servo với thư viện của mình.

lên
21 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Bài 12: Phát nhạc bằng Arduino với một cái loa hoặc buzzer

Với Arduino, bạn có thể phát ra được nhạc. Nhạc được phát ra dưới dạng các sóng có tần số khác nhau, chúng tôi đã tập hợp các tần số dưới dạng tên các nốt nhạc. Và qua ví dụ này, bận sẽ biết cách phát nhạc từ Arduino và làm ra nhạc cho Arduino!

lên
33 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.