Điều khiển 8 LED với RASPBERRY PI theo "ARDUINO Style"

Mô tả dự án: 

Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn một cách để mình điều khiển đèn nhiều LED (8 LED) trên máy tính Raspberry Pi. ĐIều đặc biệt mình và có lẽ các bạn cũng sẽ rất hứng thú đó là chúng ta có thể lập trình nó theo phong cách arduino :). Raspi theo phong cách arduino như thế nào? Chúng ta cùng bắt đầu nào :p

Chuẩn bị PHẦN CỨNG

Kết nối

datasheet 75HC595

Q0->Q7 : 8 LED

DS: 23(BCM)

STCP: 24(BCM)

SHCP: 25(BCM)

MR, VCC: 3.3

GND, OE: ground

Nguyên lý

Phần này hoàn toàn giống với arduino. Chỉ khác chỗ chúng ta điều khiển GPIO của raspberry pi với arduino heart.

Mình sẽ không nhắc lại, các bạn chịu khó đọc lại bài a Khánh nka: http://arduino.vn/bai-viet/113-dieu-khien-8-den-led-sang-nhap-nhay-theo-y-muon-cua-ban-de-hay-kho

Lập trình

Để điều khiển Led với 74HC595 chúng ta có rất nhiều cách, nhưng để tạo sự gần gũi với các fan arduino mình sẻ nói đến thư viện shiftpi của Tác giả Marian Ignev. Có thể nhiều bạn đã biết rồi, và mình viết bài này muốn share lại cho các bạn chưa biết đến và góp phần tạo nên một nguồn tài nguyên Raspberry Pi trên cộng đồng Arduino Việt Nam angel

Thôi mình vô vấn đề

 Bạn chạy các lệnh sau trên PI:

sudo apt-get update && sudo apt-get -y install python-rpi.gpio python-dev

Tải thư viện shiftpi này về

git clone git://github.com/mignev/shiftpi.git

Install nó

sudo python shiftpi/setup.py install

Khi muốn remove (không nhất thiết phải chạy)

sudo rm -rf shiftpi

Vậy là xong, bây giờ chúng ta tạo một file python và chạycheeky

Lưu ý rằng file python và file thư viện phải cùng nằm trong 1 thư mục

Trong file python:

Đầu tiên ta import thư viện shiftpi vào: (ta có 2 cách)

Cách 1 Cách 2
import shiftpi from shiftpi import HIGH, LOW, delay, digitalWrite, ALL
shiftpi.digitalWrite(pin, mode) digitalWrite(pin, mode)
shiftpi.LOW, shiftpi.HIGH LOW, HIGH
shiftpi.delay() delay()

Ngoài ra chúng ta còn có thêm các hàm sau:

Bạn khai báo hàm này khi muốn đổi chân kết nối raspberry pi với 74hc595

pinsSetup({"ser": SER_PIN, "rclk": RCLK_PIN, "srclk": SRCLK_PIN})

Mặc định theo sơ đồ trên và thư viện là:

Raspberry Pi HC595
25 (BCM) 14
24 (RCLK) 12
23 (SRCLK) 11

Bây giờ test thử: tạo file vd.py vào cùng thư mục với thư viện shiftpi với code sau

from ledpi import HIGH, LOW, digitalWrite, delay, ALL
while True:
        for i in range(4):
                digitalWrite(ALL, HIGH)
                delay(300)
                digitalWrite(ALL, LOW)
                delay(300)
        for j in range(4):
                count = 0
                while (count < 8):
                        digitalWrite(count, HIGH)
                        delay(100)
                        count = count + 1
                count = 7
                while (count >= 0):
                        digitalWrite(count, LOW)
                        delay(100)
                        count = count - 1

Lưu lại và kiểm tra.

python vd.py

Kết luận

Như vậy là chúng ta có thể điều khiển 8LED với HC595 với raspi như 1 arduino rồi laugh

Và các bạn hãy đọc thêm thư viện này https://github.com/mignev/shiftpi và thử làm nó với nhiều 74HC595 và nhiều LED hơn nữa nhécheeky

Cảm ơn các bạn đã đọc smileysadwinkindecisionangelcooldevilyesheartChúc các bạn thành công.

Youtube: 
lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Thiết Bị Bật Tắt Máy Phun Sương Tự Động

Heoheo, đây là dự an mình vừa làm cho cậu mình làm trong trang trại nuôi nấm. Vì điều kiện nấm phải có khí hậu mát mẻ nên chúng ta phải lắp cho nó một hệ thống phun sương để duy trì một nhiệt độ thích hợp để nấm sinh trưởng. Chúng ta có thể dùng cảm biến nhiệt độ, độ ẩm để điều chỉnh việc tự động phun sương nhưng việc này thì khá là tốn kém cho chủ nhà, vì nhiệt độ ở nước ta hơi khắc nghiệt :D sẽ thay đổi liên tục và có thể bị nhiễu dẫn đến ko chính xác. Nên chúng ta có giải pháp là khoảng bao nhiêu phút một lần tùy theo thời tiết.

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Raspberry Pi Kết Hợp Arduino

Như các bạn đã biết Raspberry pi là một máy tính mini nên nó rất mạnh về có thể kết nối internet, lậpj trình nhúng trang web một cách dễ dàng, nhưng nó lại không an toàn cho các dự án phần cứng. Còn Arduino thì rất bền kết hợp tốt nhiều phần cứng nhưng về mảng IoT thì cũng hạn chế hơn raspberry pi. Mỗi cái riêng lẻ là một hạn chế, nhưng tại sao chúng ta không kết hợp chúng lại để dự án của mình tối ưu hóa hơn. Vâng, hôm nay mình xin hướng dẫn các bạn một cách để giao tiếp PI với Arduino.coolangelenlightenedheartyes

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.