Intel Galileo

Intel Galileo là một bo mạch vi điều khiển chuyên dùng cho việc phát triển phần mềm và phần cứng tương tự như Andruino hay Raspberry Pi.

Intel Galileo do Intel trưc tiếp phát triển và là sản phẩm đầu tiên được đội ngũ phát triển Arduino chứng nhận đạt chuẩn tương thích với nền tảng Arduino.

Tại CES 2014, Intel đã trình diễn Intel Galileo với hệ thống điều khiển thiết bị điện tử qua kết nối không dây. Và nó giống như các giải pháp nhà thông minh hay Internet of Things hiện tại. Intel Galileo sẽ đóng vai trò là một bộ điều khiển trung tâm, kết nối với các thiết bị điện tử, và kết nối với điện thoại hoặc máy tính bảng có chạy ứng dụng đặc biệt. Từ ứng dụng này, người dùng có thể ra lệnh đến các thiết bị nhờ Intel Galileo.

Intel Galileo là sản phẩm đầu tiên sử dụng chip Intel Quark X1000 - SoC đầu tiên thuộc dòng "Santa Clara" của Intel được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ 32nm với mức độ tiêu thụ điện rất thấp. Phần lõi của của X1000 là vi xử lí 400MHz dựa trên nền tảng Intel Pentium x86 32-bit với 16KB bộ nhớ đệm L1. Ngoài ra, Intel Galileo còn có:

  • RAM DDR3 256MB.
  • Chân cắm chuẩn Arduino Pinout 1.0.
  • Cổng Ethernet 100Mbps.
  • Cổng UART RS-232
  • Khe cắm mini-PCI Express 2.0 full-size.
  • Cổng USB 2.0.
  • Khe cắm thẻ nhớ micro-SD hỗ trợ lên tới 32GB.
  • Bộ nhớ flash 8MB dùng để chứa firmware hay bootloader.
  • 256KB - 512KB bộ nhớ lưu trữ chương trình Arduino.
  • Khả năng chạy các hệ điều hành Linux Yocto, Linux Debian, Windows 8, Windows 10,... được tuỳ biến đặc biệt.
  • ...

Bạn chỉ cần một nguồn điện 5V với dòng cấp tối đa 2A là có thể chạy được Intel Galileo Gen 1.

Intel Galileo hiện có 2 phiên bản là Gen 1 và Gen 2. Cải tiến lớn nhất của Gen 2 so với Gen 1 là việc Intel đã thiết kế lại một phần board mạch để nâng tốc độ làm việc của các chân giao tiếp lên. Bên cạnh đó, nguồn cấp cho board mạch cũng được kéo dãn ra là từ 7V - 12V so với mức cố định 5V như trước.

Intel Galileo hiện là bo mạch mạnh nhất trong họ hàng Arduino, đòng thời nó cũng là bo mạch đầu tiên hỗ trợ khe cắm mini-PCI Express 2.0. Ngoài ra, Galileo còn hỗ trợ chuẩn Arduino pinout 1.0 giúp chạy được các shield mở rộng như trên Arduino Uno ở cả 2 mức điện áp 3.3V và 5V. Đây là những điểm nội trội nhất của board mạch này.

Có thể nói, board mạch Intel Galileo là một nỗ lực của Intel trong việc đưa nền tảng chip x86 của mình xuống các thiết bị IoT béo bở vốn đang bị các chip ARM thống trị hiện nay.

Intel hiện đã hoàn thành việc phân phát miễn phí 50.000 bo mạch Intel Galileo cho hơn 1.000 trường đại học trên toàn thế giới để các sinh viên hay nhà nghiên cứu cùng góp phần tạo ra những sản phẩm dựa trên chúng. Giá bán lẻ của Intel Galileo khi về đến Việt Nam là khoảng khoảng 2.200.000đ. Hiện tại, board mạch Intel Galileo vẫn chưa được bán phổ biến tại Việt Nam. Thi sinh tham gia các cuộc thi lập trình trên board mạch này đều được ban tổ chức hỗ trợ board mạch.

Intel Galileo có một cộng đồng riêng do Intel tổ chức tại Intel(r) Galileo in Support Community - nơi bạn có thể thảo luận, chia sẻ, tìm kiếm sự trợ giúp từ cộng đồng người dùng về board mạch này.

Intel Galileo là chủ đề lập trình của bảng E3 cho học sinh THPT, cuộc thi Tin học trẻ toàn quốc kể từ lần thứ 20 năm 2014.

Tại TPHCM, hàng năm đều có cuộc thi lập trình trên bo mạch Intel Galileo là Young Makers Challenge (YMC) dành cho học sinh THPT. YMC thường xuyên tổ chức các buổi tranning dành cho học sinh vào thời gian hè cũng như trong năm học. YMC được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014.

Vào ngày 01/08/2015 tới đây, một cuộc thi cuộc thi lập trình trên board mạch Intel Galileo là Vietnam Maker Contest dành cho sinh viên sẽ chính thức được khởi động, mở ra một sân chơi mới cho các bạn trẻ yêu thích các sản phẩm có tính sáng tạo cao.

quocbao

So sánh giữa Intel Galileo và Raspberry Pi

Intel Galileo và Raspberry Pi (RPi) là 2 bo mạch chủ yếu dành cho đối tượng người dùng DIY (Do It Yourself) – tức là những người muốn tự tay làm các sản phẩm sáng tạo cho mình. Ở đây, chúng ta sẽ xét 2 phiên bản là Intel Galileo (thế hệ 1) và Raspberry Pi (bản B).

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Cách vào Linux console của Galileo

Như các bạn đã biết, Intel Galileo là một mạch linux và tương thích với Arduino. Như vậy có 2 cách để lập trình Galileo, một là dùng phần mềm Arduino Galileo-ized IDE để lập trình thông qua ngôn ngữ Arduino, hai là dùng các ngôn ngữ lập trình khác (như PHP, Python, LUA, BASH, C, C++, JS,... - tất nhiên là những cái này đã cài trình biên dịch) lập trình cho phần Linux trong mạch Galileo. Hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu về cách vào Linux từ đó lập trình theo cách thứ hai, vì cách một bạn chỉ cần nghiên cứu về mạch Arduino ở các bài trước là được!

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Một số ưu và nhược điểm của Intel Galileo

Trước khi mua một thứ gì đó, bạn luôn phải tìm hiểu trước về nó, và một điều hiển nhiên là bạn cần biết là nó hữu ích đến mức nào.Intel Galileo cũng vậy. Bạn sẽ nghĩ gì khi mang về nhà một mạch Intel Galileo và nhận ra rằng nó không có những thứ mà bạn cần ? Thật là muốn phát khùng đúng không ? Bài viết sau sẽ giới thiệu cho các bạn những điều đó. Bên cạnh đó, nó cũng giúp bạn thấy được những ưu điểm của Intel Galileo, biết đâu nó lại phù hợp với bạn ?

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Tổng hợp các bài viết về Intel Galileo

Bài viết này tổng hợp các bài viết và thông tin về mạch Galileo. Nó sẽ giúp các bạn dễ dàng theo dõi chuyên mục Intel Galileo này hơn.

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

"Độ hoàn toàn" một cổng Terminal RS-232 mà không sử dụng jack 3.5mm

Ở Việt Nam, việc một bạn học sinh mua một mạch Intel Galileo khá là khó. Trong đó, khó nhất là tiền để mua một mạch Intel Galileo, tuy nhiên, khi mua được mạch về, việc bạn có sử dụng hết chức năng của Intel Galileo hay không là một việc khác. Cái hay nhất, theo tớ nghĩ trên Intel Galileo, mà Arduino không có và bạn khó tiếp cận nhất đó là hệ điều hành Linux. Thực sự thì có nhiều cách để vào Linux của Intel Galileo. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cài một hệ điều hành xịn như Debian để biến Intel Galileo trở thành một "máy tính" siêu "xịn" thì bạn buộc phải dùng tới cổng RS - 232. Nếu ở các trung tâm công nghệ lớn thì bạn có thể dễ dàng tìm mua các cổng "RS-232 to DB9" để dễ dàng làm theo các bài hướng dẫn trước. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ tiếp cận với một cách khác mà tớ đã sử dụng để giải quyết bài toán không có cáp "RS-232 to DB9".

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Các câu hỏi thường gặp về Intel Galileo

Bài viết này giới thiệu các câu hỏi thường gặp với người sử dụng mạch Intel Galileo. Bạn nên xem qua nó trước khi định hỏi ai đó những thứ liên quan đến Intel Galileo.

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Bài 7: Nâng cấp phiên bản Linux trên Intel Galileo

Phiên bản Linux mặc định trên Galileo bị thiếu nhiều chức năng do đã được Intel tinh giảm bớt đi. Một số câu lệnh hay các phần hỗ trợ thường có trên các bản Linux cũng có thể bị lược bỏ ít nhiều. Do đó, để có thể tận dụng được tối đa sức mạnh của Intel Galileo mà phần lõi là hệ điều hành Linux, bạn phải nâng cấp hệ điều hành này.

lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Bài 6: Sử dụng Terminal trên Intel Galileo

Điều làm nên sự độc đáo của Intel Galileo đó có cả một hệ điều hành Linux chạy ngầm trong hệ thống, trong khi Galileo lại có thể hoạt động như một mạch Arduino thông thường. Bạn có thể tương tác với hệ điều hành này thông qua Terminal, chạy các câu lệnh qua giao diện dòng lệnh kiểu như MS-DOS. So sánh với việc tải các chương trình Arduino lên bo mạch, việc giap tiếp qua giao diện dòng lệnh là một công việc đòi hỏi nhiều kiến thức và kĩ năng hơn, tuy nhiên nó lại là một nơi tốt để bạn khởi đầu và có thể nhanh chóng tiến bộ hơn.

lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Bài 5: Tải chương trình mẫu lên Intel Galileo

Khi học bất kì một ngôn ngữ nào, từ ngôn ngữ của con người đến ngôn ngữ của máy móc thì thứ đầu tiên bạn được học đó là cách nói "Xin chào". Với máy móc (phần mềm), người ta gọi đó là chương trình "Hello World" - một chương trình có nhiệm vụ xuất ra màn hình (hoặc thông báo) với nội dung là "Hello World". Với phần cứng, ta có chương trình "Blink" - nó làm nhấp nháy một đèn LED với chu kì 1 giây, hay những thứ khác tương tự như vậy. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn làm việc này trên Intel Galileo

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Bài 4: Cập nhật firmware cho Intel Galileo

Trong Intel Galileo IDE, nhà sản xuất đã cung cấp sẵn firmware. Tùy vào phiên bản IDE, bạn có thể nhận được các bản firmware mới của Intel Galileo qua IDE. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn cách cập nhật firmware cho Intel Galileo qua IDE.

lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Đăng kí nhận RSS - Intel Galileo