Hướng dẫn nạp chương trình đơn giản cho Arduino Uno R3

Trong bài viết này, bạn sẽ được hướng dẫn cách nạp chương trình đơn giản kiểu "Hello world" (điều khiển đèn LED nhấp nháy theo chu kì 1 giây) cho Arduino Uno R3.

Hãy đảm bảo rằng bạn đã cài đặt Arduino IDE và Arduino driver lên máy của mình. Nếu chưa thực hiện điều này, bạn hãy xem hướng dẫn tại bài viết Cài đặt driver và Arduino IDE.

Bạn sẽ cần 3 thứ sau:

  • Arduino IDE 
  • Mạch Arduino UNO R3
  • Dây cáp USB 2 đầu Type A-B

Hãy tuần tự thực hiện theo từng bước theo hướng dẫn sau

Bước 1: Kết nối Arduino UNO R3 vào máy tính

http://k1.arduino.vn/img/2015/05/08/0/1383_123450-1431094058-0-1.png

Bước 2: Tìm cổng kết nối của Arduino Uno R3 với máy tính

Khi Arduino Uno R3 kết nối với máy tính, nó sẽ sử dụng một cổng COM (Communication port - cổng dữ liệu ảo) để máy tính và bo mạch có thể truyền tải dữ liệu qua lại thông qua cổng này. Windows có thể quản lí đến 256 cổng COM. Để tìm được cổng COM đang được sử dụng để máy tính và mạch Arduino UNO R3 giao tiếp với nhau, bạn phải mở chức năng Device Manager của Windows.

Bạn mở cửa sổ Run và gõ lệnh mmc devmgmt.msc.

http://arduino.vn/kImageManager?app=ckeditor%7Csendto%40ckeditor_kImageManagerSendTo%7C&CKEditor=edit-body-und-0-value&CKEditorFuncNum=156&langCode=vi#

Sau đó bấm Enter, cửa sổ Device Manager sẽ hiện lên.

http://k2.arduino.vn/img/2015/05/08/0/1350_882450-1431094164-0-3.png

Mở mục Ports (COM & LPT), bạn sẽ thấy cổng COM Arduino Uno R3 đang kết nối

http://k1.arduino.vn/img/2015/05/08/0/1384_123450-1431094167-0-4.png

Cổng kết nối ở đây là COM3.

Thông thường, trong những lần kết nối tiếp theo, Windows sẽ sử dụng lại cổng COM3 để kết nối nên bạn không cần thực hiện thêm thao tác tìm cổng COM này nữa.

Bước 3: Khởi động Arduino IDE

2015-04-10_16h26_04

Bước 4: Cấu hình phiên làm việc cho Arduino IDE

Vào menu Tools -> Board -> chọn Arduino Uno

http://k3.arduino.vn/img/2015/05/08/0/1330_812450-1431094173-0-6.png

Vào menu Tools -> Serial Port -> chọn cổng Arduino đang kết nối với máy tính. Ở máy của mình là COM3.

http://k1.arduino.vn/img/2015/05/08/0/1385_123450-1431094175-0-7.png

Xác nhận cổng COM của Arduino IDE ở góc dưới cùng bên phải cửa sổ làm việc

Vào menu Tools -> Programmer -> chọn AVR ISP

2015-04-10_16h48_42

Bước 5: Mở và nạp mã nguồn chương trình mẫu

Nạp một chương trình mẫu bằng cách vào menu File -> Examples -> 01.Basics -> chọn Blink. 

http://k1.arduino.vn/img/2015/05/08/0/1386_123450-1431094183-0-10.png

Bạn sẽ thấy Arduino IDE mở một cửa sổ mới chứa mã nguồn Blink. Mã này có chức năng là điều khiển đèn LED màu cam trên mạch Arduino Uno R3 nhấp nháy với chu kì 1 giây.

2015-04-10_16h53_20

Bấm tổ hợp phím Ctrl + U để tải chương trình lên mạch Arduino Uno R3. Bạn sẽ thấy IDE xác nhận đã lập trình thành công như hình dưới.

2015-04-10_16h55_15

Cùng xem kết quả nào.

Phần khích chưa nào, bạn muốn lập trình Arduino "trên mây" trên chính trình duyệt của bạn không? Tham khảo bài viết Code Arduino trên MÂY, bạn có muốn thử hay không?.

lên
69 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Một số ưu và nhược điểm của Intel Galileo

Trước khi mua một thứ gì đó, bạn luôn phải tìm hiểu trước về nó, và một điều hiển nhiên là bạn cần biết là nó hữu ích đến mức nào.Intel Galileo cũng vậy. Bạn sẽ nghĩ gì khi mang về nhà một mạch Intel Galileo và nhận ra rằng nó không có những thứ mà bạn cần ? Thật là muốn phát khùng đúng không ? Bài viết sau sẽ giới thiệu cho các bạn những điều đó. Bên cạnh đó, nó cũng giúp bạn thấy được những ưu điểm của Intel Galileo, biết đâu nó lại phù hợp với bạn ?

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

randomSeed()

Hàm random() luôn trả về một số ngẫu nhiên trong phạm vi cho trước. Giả sử mình gọi hàm này 10 lần, nó sẽ trả về 10 giá trị số nguyên ngẫu nhiên. Nếu gọi nó n lần, random() sẽ trả về n số. Tuy nhiên những giá trị mà nó trả về luôn được biết trước (cố định).

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.