Cài đặt Raspbian trên Raspberry PI - KHÔNG CẦN MÀN HÌNH và KHÔNG CẦN BIẾT ĐỊA CHỈ IP

Mô tả dự án: 

Nếu đã chọn theo hướng một nhà phát triển Raspberry Pi, thì tôi nghĩ, bạn buộc phải dùng Raspbian vì hệ điều hành mà nó dựa trên là Debian, mà Debian trong thế giới Linux lại vô cùng lớn và rất nhiều tài liệu phong phú. Còn đối với các hệ điều hành khác thì cũng khá nhiều tài liệu, nhưng các loạt bài viết của mình, mình sẽ hướng dẫn và xem như các bạn đã cài Raspbian. Vì vậy, hãy sử dụng Raspbian cho cậu Raspberry Pi của mình nhé.
Ở bài viết trước về việc cài Raspbian, mình đã trình bày về việc phải biết địa chỉ IP mới cài được Raspbian. Nhưng hôm nay, mình đã tìm ra cách không cần biết địa chỉ IP luôn. Cảm ơn @ksp đã giúp mình một phương pháp hay.

Chuẩn bị phần cứng

Vì đã là một developer linux chân chính thì chúng ta sẽ không cần dùng màn hình. Vì vậy, mà thực ra chúng ta không cần mua chi một màn hình làm gì cho nó mệt. Chỉ cần SSH là đủ. Nếu chưa đủ thì Remote desktop (từ máp tính hoặc laptop) là đủ! 

  • 01 thẻ Micro SD Card
    • Theo như raspberry pi đề xuất là 8GB class 4. Nhưng mình đề xuất các bạn nên mua loại thẻ 8GB class 10 trở lên. Vì tốc độ đọc nhanh => hiệu năng cao. Đừng thiếu đầu đọc thẻ nhớ micro SD cho máy tính laptop của bạn để cài đặt nhé.
  • 01 nguồn điện 5V - 1A
    • Tối thiểu là 5V - 900mA nhé bạn. Đừng tiếc tiền mua cục nguồn mà làm hư con Raspberry Pi nhé.
  • 01 dây cáp LAN để nối với router wifi nhà bạn. Nhớ là phải có Internet nhé.
  • 01 USB to TTL CP201x hoặc PL2303 (Bạn cần phải cực kì chú ý, vì mạch usb to ttl của bạn phải giao tiếp logic ở mức 3.3V, nếu mạch giao tiếp TX, RX ở mức 5V thì board Raspberry Pi của bạn hỏng ngay).

Đã là một developer Raspberry Pi đích thực thì nhà bạn phải có mạng! Và tất nhiên cục access point nhà bạn phải có cổng LAN để kết nối Raspberry Pi vào rồi! Thường mình thấy nhà ai cũng có cục access point của FPT hay Viettel, mà mấy cục đó, cục nào củng có 4 cồng LAN hết mà.

Cài đặt hệ điều hành Raspbian trên Raspberry Pi

Tải hệ điều hành và các phần mềm

Đầu tiên, bạn cần download hệ điều hành Raspbian tại đây.

Do mình biết người Việt Nam phần lớn dùng Windows và mình cũng dùng windows nên mình chỉ hướng dẫn cho Windows thôi nhé. Còn MAC OS với Linux các bạn mượn máy windows hoặc google về phần cài nhé.

Tải về Rawrite32 và SDFormatter trong lúc đợi tải hệ điều hành Raspbian.

Format thẻ nhớ

Tiếp theo, bạn sẽ format thẻ nhớ MicroSD (bằng phần mềm SDFormatter) của mình như hướng dẫn của mình ở hình dưới (nhớ là đã gắn thẻ micro SD vào đầu đọc thẻ micro SD nhé, và đầu đọc thẻ micro SD được gắn vào máy tính nhé).

Cài đặt

Các bạn khi download về sẽ được một file như thế này.

Mình đã tải về lâu rồi mà bây giờ mới thấy rằng Cộng đồng Arduino Việt Nam có thể triển khai những dự án hay nên hôm nay mới viết bài chia sẻ á hehe.

Khi giải nén ra, bạn sẽ được file như thế này.

Rồi dùng Rawrite32 chọn file đó như thế này.

Nháy vào Write to disk... thế là xong!

Truy cập vào SSH của Raspberry Pi

Lưu ý:

  • Bạn cần phải gắn dây LAN và nguồn trước đi nhé.

Sau đó bạn kết nối usb to ttl với Raspberry Pi như bảng sau:

Raspberry Pi (1, 2, 3) USB to TTL (CP 210x hoặc PL2303)
GND GND
TXD TXD
RXD RXD

raspi pinout

Raspberry Pi pintout

Bạn tải putty về và nhập thông tin như hình dưới.

Bạn thay COM25 bằng cổng COM mà USB to TTL bạn được nhận, nếu không biết, bạn xem hình dưới là rõ.

Sau đó, một màn hình đen đen sẽ hiện ra heart và yêu cầu bạn nhập mật khẩu của pi như sau:

username: pi

password: raspberry

Đổi password của user pi và root

Để đổi password của user pi, bạn gõ lệnh

passwd

Sau đó nhập lại password cũ và đổi password mới

Để đổi password của user root, bạn gõ lệnh

sudo passwd

Sau đó nhập password cho user root

User root là user trùm trên toàn cõi linux. Và không bị giới hạn bị bất cứ điều gì. Vì vậy, mình khuyên các bạn nên đăng nhập vào raspberry pi bằng user pi rồi khi nào muốn dùng các lệnh mà pi không chạy được thì thêm lệnh sudo ở trước là được (vì pi có quyền root).

Cập nhập hệ điều hành Raspberry Pi

Bạn lần lượt gõ 2 lệnh sau hoăc copy vào ssh để thực thi

sudo apt-get update

sudo apt-get upgrade 

Sau đó cài đặt vim để làm text editor sau này

sudo apt-get install vim

Cách tắt Raspberry Pi khi không dùng nữa

Bây giờ bạn có thể thoải mái nghịch ngoáy con Raspberry Pi của mình rồi, nhưng khi tắt nó, nhớ chạy lệnh này nhé, không thì hư thẻ nhớ hoặc hư con Raspberry Pi hết đó nha.

sudo init 0

Nếu muốn reset thì dùng lệnh

sudo init 6

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Bộ điều khiển PID - ứng dụng phần 2 - xe dò line dùng thuật toán PID

Tiép nối bài viết về xe dò line cảm ơn Đỗ Hữu Toàn đã viết hộ mình phần 4. hôm nay mình sẽ làm cho chiếc xe dò line đi mượt và có hồn hơn 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Phát nhạc với Raspberry Pi - USB Audio - Card âm thanh và Raspberry Pi

Arduino đã phát nhạc nhưng lại rất vất vả. Mình muốn Raspberry Pi sẽ đảm nhận việc này để việc này đơn giản hơn. Mình sẽ hướng dẫn các bạn chơi các nhạc ở local (thẻ nhớ) và các bài nhạc ở trên Internet! Một cái hay nữa là, các package mà mình hướng dẫn các bạn đều có thư viện cho nodejs!

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Cài đặt Raspbian trên Raspberry PI - Hệ điều hành dành cho developer dựa trên nền Debian - Cài Raspbian không cần màn hình LCD

Nếu đã chọn theo hướng một nhà phát triển Raspberry Pi, thì tôi nghĩ, bạn buộc phải dùng Raspbian vì hệ điều hành mà nó dựa trên là Debian, mà Debian trong thế giới Linux lại vô cùng lớn và rất nhiều tài liệu phong phú. Còn đối với các hệ điều hành khác thì cũng khá nhiều tài liệu, nhưng các loạt bài viết của mình, mình sẽ hướng dẫn và xem như các bạn đã cài Raspbian. Vì vậy, hãy sử dụng Raspbian cho cậu Raspberry Pi của mình nhé.

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.