Các phép cộng, trừ, nhân, chia trong Arduino

Giới thiệu

Những phép toán trên có nhiệm vụ thực hiện việc tính toán trong Arduino. Tùy thuộc vào kiểu dữ liệu của các biến hoặc hằng số mà kết quả trả về của nó có kiểu dữ liệu như thế nào. Nếu là kiểu số nguyên thì nó cũng sẽ overflow [lên thiên đàn, xuống đất] (ví dụ, bạn xem tại int). Và nếu các giá trị đưa vào là số thực thì bạn được phép sử dụng các dấu chấm "." để ngăn cách phần nguyên và phần thực.

Ví dụ

y = y + 3;
x = x - 7;
i = j * 6;
r = r / 5;

Cú pháp

result = value1 + value2;
result = value1 - value2;
result = value1 * value2;
result = value1 / value2;

Tham số

value1: là một số ở bất kỳ kiểu dữ liệu nào

value2: là một số ở bất kỳ kiểu dữ liệu nào

Reference Tags: 
lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

analogReference()

Hàm analogReference() có nhiệm vụ đặt lại mức (điện áp) tối đa khi đọc tín hiệu analogRead. Ứng dụng như sau, giả sử bạn đọc một tín hiệu dạng analog có hiệu điện thế từ 0-1,1V. Nhưng mà nếu dùng mức điện áp tối đa mặc định của hệ thống (5V) thì khoảng giá trị sẽ ngắn hơn => độ chính xác kém hơn => hàm này ra đời để giải quyết việc đó!

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Làm thế nào để một nhóm lập trình viên có thể làm việc cùng nhau hiệu quả?

Nhắc lại đến việc sáng tạo ra một sản phẩm mới, chắc hẳn bạn luôn muốn nó ra đời và có hiệu quả trong thực tiễn. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào mới ra đời cũng được mọi người chào đón một cách nồng nhiệt như iPhone. Gác lại đến vấn đề hiệu quả của sản phẩm, đó là chuyện khó. Trước tiên, ta phải giải quyết chuyện dễ, đó là kết hợp sức mạnh của nhiều người để tạo nên một đội ngũ mạnh mẽ trong việc lập trình. Bây giờ câu hỏi đặt ra cho bạn là? Bạn muốn trở thành một phần của một nhóm có cùng lý tưởng và tiến đến thành công, HAY tự bạn sẽ tìm đến thành công bởi một mình bạn?

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.