Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 17: Nháy nhiều led song song nhau không dùng timer

Đây là phần 17 của chuỗi bài viết “Lập trình Arduino không cần viết code”

- Xem lại phần 16 tại đây

Xin chào mọi người! Ở phần 15 mình đã hướng dẫn mội người làm nháy các led song song với nhau dùng timer. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau làm nháy nhiều led song song nhau theo các chu kì nháy khác nhau không dùng timer, mà ta sẽ dùng phương thức lập trình sự kiện (Lập trình thời gian thực).

Cách làm

Ở phần trước mình đã nói đến phương thức lập trình này của mBlock (Nên xem lại phần ấy trước khi xem phần này). Và ưu điểm của cách làm này là chạy nhiều tiến trình song song nhau nên ta có thể sử dụng như timer. Nhưng nó không phải timer đâu, 2 cái này chỉ giống nhau về việc giúp chạy song song, còn khác nhau là: Timer sẽ kiểm tra xem đã tới lúc chạy chưa, còn lập trình sự kiện sẽ kiểm tra xem sự kiện đã xảy ra chưa, nếu đã xảy ra thì chạy các lệnh được gán với sự kiện.

Thực hành

Chuẩn bị

  • Arduino đã úp firmware của mBlock (Chưa biết cách thì xem lại phần 16)
  • 3 led
  • 3 điện trở 220 ôm

Lắp mạch

Lập trình

Chọn chế độ Small stage layout để có nhiều đất làm việc hơn :))

Kết nối Arduino đã úp firmware với mBlock

Mình sẽ tạo ra 3 sự kiện nhấn cờ, tương ứng với việc blink 3 led theo 3 chu kì 0.1 giây, 0.5 giây và 1 giây. Ngoài ra bạn còn có thể thay sự kiện khác cho nhấn cờ như nhấn phím. Sơ đồ lập trình

Nhấn cờ và tận hưởng điều thú vị.

Kết luận

Như vậy là ta vừa tìm hiểu xong ví dụ đầu tiên về lập trình sự kiện trong mBlock, đó là blink nhiều led song song nhau. Chúc các bạn thành công và cảm ơn đã theo dõi. Nếu thấy bài mình hay thì nhấn Rate Note để ủng hộ mình nha.

lên
13 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 9: Điều khiển motor với module L298

Đây là phần 9 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code"

- Xem lại phần 8 tại đây

Ở phần 9 này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách điều khiển motor bằng mdule L298.

lên
14 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Giới thiệu thư viện RobotMove - Thư viện điều khiển Xe, Robot di chuyển sử dụng module L298

Xin chào mọi người! Mình cảm thấy rằng việc điều khiển cho robot hay xe sử dụng module L298 di chuyển hơi rắc rối, bởi phải điều khiển tới 4 chân, chi tiết hơn thì tới 6 chân (Thêm 2 chân enA và enB). Với lại mình cũng mới học viết thư viện nên mình đã nảy ra ý tưởng viết thư viện này. Mình bắt tay vào gõ và gõ và gõ và cuối cùng cũng thành công. Ohhhh Zeeeeee. Mừng quá nên share cho anh em xem. Đây là thư viện đầu tiên của mình và mình chỉ mới học cơ bản nên có gì sai sót mong các bác Pro đóng góp cho.

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.