Lập trình ESP8266 bằng Arduino IDE

Giới thiệu

Để bắt đầu với những dự án Wifi với Arduino các bạn cần ESP8266 với giá thành rẻ, và dễ dàng sử dụng. Đặc biệt, ESP8266 có thể được lập trình bằng Arduino IDE. Trước khi bắt đầu những chuỗi dự án hay ho với ESP8266, ở bài viết này, mình sẽ chia sẻ cách cài đặt Arduino IDE để nạp code cho ESP8266

Chuẩn bị

  • 1 x ESP8266 v1
  • 1 x USB TTL (ví dụ PL2303 hoăc CP210x)
  • 1 x Arduino IDE bản mới nhất nhé ( các bạn có thể down ở đây)

Tiến hành

Sau khi down bản mới nhất của Arduino IDE, các bạn tiến hành cài đặt như bình thường và mở chương trình

Để tiến hành cài đặt thư viện và chức năng nạp code cho IDE các bạn làm như sau:

Vào File→ Preferences, vào textbox Additional Board Manager URLs thêm đường link sau vào 

http://arduino.esp8266.com/stable/package_esp8266com_index.json

Click OK để chấp nhận. 

Tiếp theo vào ToolBoardBoards Manager

đợi một lát để chương trình tìm kiếm. Ta kéo xuống và click vào ESP8266 by ESP8266 Community, click vào Install. Chờ phần mềm tự động download và cài đặt.

Chọn Board để lập trình cho ESP8266:

Kết nối mudule USB-to-UART vào máy tính. Vào ToolBoardGeneric ESP8266 Module, chọn cổng COM tương ứng với module USB-to-UART tương ứng.

Chọn chế độ nạp Arduino as ISP. Vậy là ta đã có môi trường lập trình cho esp8266 rất thân thiện.

Sau khi kết nối UART vs ESP8266. các bạn có thể test code ESP8266 ở đây:

int pin = 2;

void setup() {
  
  pinMode(pin, OUTPUT);
}


void loop() {
  digitalWrite(pin, HIGH);   //bật led
  delay(1000);               //dừng 1s
  digitalWrite(pin, LOW);    //tắt led
  delay(1000);               //dừng 1s
}

Lời kết

Ở các bài viết sau, mình sẽ hướng dẫn cách sử dụng ESP8266 trong những dự án IoT. Chúc các bạn thành công!!!

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Hướng dẫn sử dụng các loại module

Nếu bạn đang muốn thực hiện hóa ý tưởng của mình mà không biết dùng loại module nào? Hãy tham khảo các module trong danh sách sau

Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Điều khiển thiết bị bằng giọng nói - Gửi 1 byte đến Arduino - Tiết kiệm bộ nhớ cho Arduino

Bài viết này, mình sẽ trả lời cho câu hỏi của bác Trương Trọng Thân :"Điều khiển thiết bị bằng giọng nói, nhưng chỉ gửi 1 byte" (nói hơi khó hiểu). Tóm lại là,VD:  khi app đọc giọng nói...nếu nhận đc tiếng nói: "bật đèn" thỳ gửi byte 1 đến Arduino. Nếu làm việc như thế, chúng ta sẽ tiết kiệm được bộ nhớ RAM cho Arduino và tốc độ xử lý sẽ cao hơn

lên
31 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Sò nóng lạnh - và những ứng dụng hay của nó

Hôm nay, mình sẽ giới thiệu về sò nóng lạnh và những ứng dụng hay của nó. Với nó, mình tin chắc rằng các bạn sẽ có những dự án thú vị, độc đáo trong những ngày hè nóng nực này!!!

lên
39 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.