Giới thiệu về các loại hộp số (bộ giảm tốc) chúng ta thường dùng khi làm xe mô hình với Arduino

Mô tả dự án: 

Là một người yêu thích chế tạo xe, vì vậy mình mong muốn truyền cảm hứng cho các bạn yêu thích Arduino có thể tự làm cho mình một chiếc xe điều khiển từ xa. Tuy nhiên, khi mình triển khai hướng dẫn thì có nhiều bạn hỏi về các loại hộp số dùng cho xe mô hình. Vì vậy, hôm nay, mình sẽ tổng hợp các loại hộp số thường dùng trong xe mô hình điều khiển từ xa.

Hộp số (bộ giảm tốc) là gì

 

Hộp số của một chiếc xe nằm trong hệ truyền động. Nó là khâu trung gian giữa động cơ và bánh xe.

Các động cơ của xe ô tô luôn vận hành tốt khi chúng quay ở một chế độ nhất định. Khi hộp số được khớp với vận tốc cuối cùng (thường là số 4) động cơ chuyển động nối trực tiếp luôn. Lúc đó xe chạy với vận tốc đường dài. Nếu ta muốn chạy chậm lại trong khi duy trì một chế độ quay của động cơ tương đối cao, thì cần phải tác động vào hộp số. Nhờ một bộ bánh răng có bán kính khác nhau, hộp số cho phép chạy chậm lại mà không làm mỏi động cơ. Khi khởi động ta cũng nên giảm lực của động cơ để nổ cho êm. Muốn vậy theo tuần tự trước hết phải vào số 1.

Tuy nhiên, ở trong xe mô hình, hộp số được thiết kế rất đơn giản với một số cố định, được gọi là tỉ lệ RPM (round per minute - số vòng quay được trên một phút). Tuy nhiên, cũng có một số hộp số xịn có khả năng thay đổi tỉ lệ RPM nhưng rất đắt, vì vậy dân ta thường dùng các bộ hộp số cố định. Và muốn chạy nhanh hay chạy chậm ta thay đổi điện áp vào motor.

Ở bài viết này, mình không đi vào cụ thể làm thế nào để điều khiển motor (điều khiển hộp số / bộ giảm tốc, thực ra chỉ là điều khiển cái động cơ motor thôi). Bạn có thể tìm ở mục tìm kiếm trên Cộng đồng.

Dân chơi nhà nghèo hoặc dân mới vô nghề thì dùng hộp số gì?

Như tiêu đề, với newbie và poor man, mục tiêu của chúng ta là ngon bổ rẻ, vì vậy, hộp số cũng cần được đánh giá và lựa chọn một cách tỉ mỉ. Theo kinh nghiệm của mình thì các bạn sẽ lựa chọn loại động cơ vàng huyền thoại với các tỉ lệ 1:48, 1:60, 1:120, tỉ lệ này là tỉ lệ răng truyền động, không phải RPM nha, tỉ lệ càng nhỏ (1:48 là lớn nhất, 1:120 là nhỏ nhất) thì càng khỏe nhưng tốc độ chậm và ngược lại.

động cơ vàng

Để gắn nó vào khung xe, bạn cần in 3D bộ gá. 

Trên cộng đồng mình thấy có 2 bộ gá, nay mình xin đưa vào đây để tổng hợp.

 

Gá truyền thống, dễ in, rẻ, nhưng dễ gãy của ksp

Bạn chỉ cần gửi file này ra dịch vụ in 3D là có ngay! Xem thêm bài viết của ksp.

Gá động cơ thần thánh với việc biến động cơ vàng thành động cơ địa hình heart của HACK NÃOksp

Bạn có thể xem thêm về bài viết chế tạo xe ở đây hoặc gửi file nàyfile này nữa (flip của file kia) cho chô in 3D cho lẹ. 

Vậy là xong, không cần lằng nhằng, mua về rồi in 3D là chiến. Newbie rất sợ hỏi mà haha.

Intermediate - Đa chơi arduino được vài lần, xe cũng được vài chiếc, muốn đổi gió phải là gì?

Kaka, muốn đổi gió thì bạn phải có tiền heart. Haha, nói vậy thôi, chứ cũng không có tốn nhiều tiền đâu, mà quan trọng là phải đam mê.

Khi đã có kiến thức thì bạn chơi loại nào chả được cool. Cơ bản là dựa vào dự án của bạn mà bạn mua hộp số thôi :). Ở đây, mình thấy tâm đắc nhất là bộ hộp số của Tamiya gear box 1 và 2 motor. 

Như cái bộ thần thánh này, ở Việt Nam không có nhưng ở khu vực của mình lại có nhiều! Cái này có thể thay đổi đến 4 tốc độ khác nhau và điều khiển được 2 hộp số theo 2 hướng khác nhau mà nó dính thành cục như vậy luôn đó. Quá tiện và đẹp, bộ này chả cần gá, cứ đo đạc và khoan, sau đó gắn ốc, rất tiện lợi.

Tuy nhiên, bạn phải mua thêm cái bánh xe của nó nữa nếu muốn pro, bộ bánh xe của nó cực kì bảo vệ động cơ, mình không nói nhiều, bạn thử google hoặc nhắn tin riêng hỏi loc4atnt là hiểu!

Vì vậy, mình đã thiết kế cái đế gắn cho cái bánh xe vàng chơi được với hộp số này, các bạn download về rồi ra tiệm in 3d và triển nhé.

Tải về tại đây. ksp đã thử và thấy mẫu này không phù họp với thị trường Việt Nam (lỗ gắn bánh xe nhỏ hơn cái gá).

Các bạn có thể tải bản này của ksp nhé.

Tải về

Kết luận

Thực ra, dù là beginner hay intermediate, thì bạn cũng nên chơi động cơ vàng thôi, vừa gọn, vừa nhẹ lại có nhiều đồ trên cộng đồng Việt Nam, điều khiển cũng dễ nữa, đúng không nào? Ở Việt Nam thì mình nghĩ vậy là ổn rồi!

lên
21 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Cách reset board Arduino bằng phần mềm để giúp các dự án lọc nhiễu

Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp cần phải reset mạch Arduino để giải quyết vấn đề. Ví dụ như: nhiễu điện khi dùng module NRF24L01 hoặc module 315MHz. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn reset board mạch Arduino từ các dòng code trong Arduino để các bạn có thể "tự động reset" board để tự "giải nhiễu".

lên
20 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Hướng dẫn điều khiển stepper 28BYJ-48 bằng mạch điều khiển động cơ bước ULN2003

Động cơ bước 28BYJ-48 có đến 5 dây chứ không phải thuộc loại 4 dây hoặc 6 dây như ta thường thấy. Nhưng thật may mắn, chúng ta lại có board điều khiển động cơ bước ULN2003 với 5 giây vừa khít với con động cơ bước này luôn. Vì vậy, bộ động cơ bước + stepper driver này thường được dùng trong các dự án DIY. Hôm nay, mình sẽ chỉ các bạn cách sử dụng thư viện để sử dụng bộ combo này cho dễ nhé.

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.