Bài 10: Đếm số lần nhấn một button - ButtonStateChange

Nội dung chính, cần nắm

Nếu bạn đã đọc qua Bài 3: Xác định trạng thái của một nút nhấn (button) thì chắc hẳn bạn đã biết cách sử dụng một button. Nhưng đôi khi bạn muốn button của bạn đặc biệt hơn một tí, chẳng hạn như là nhấn vài ba lần thì mới thực hiện chức năng của nó. Để làm được điều này, bạn cần biết được lúc nào button được nhấn và lúc nào button được thả ra, và đếm số lần. Hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn bạn giải quyết vấn đề này. Ở nước ngoài, người ta gọi vấn đề này là state change detection hoặc edge detection.

Phần cứng (giống hệt Bài 8)

Lắp mạch

Click vào ảnh để xem kích thước thật và lắp mạch bạn nhé

Lập trình và giải thích

// dùng const đặt trước khi khai báo biến sẽ coi biến này là một hằng số
// Bạn có thể đọc được giá trị biến hoặc thực hiện các phép toán
// Nhưng không thay đổi được giá trị của hằng số này.
const int  buttonPin = 11;// hằng số buttonPin mang giá trị là chân digital được nối với button
const int ledPin = 2;   // hằng số ledPin mang giá trị là chân digital đươc nối với led

// Các biến này có thể thay đổi giá trị được
int buttonPushCounter = 0;   // số lần button được nhấn
int buttonState = 0;         // trạng thái hiện tại của button
int lastButtonState = 0;     // trạng thái trước đó của button

void setup() {
  pinMode(buttonPin, INPUT); // Cài đặt button là INPUT
  pinMode(ledPin, OUTPUT); // Cài đặt đèn LED là OUTPUT

  Serial.begin(9600); //Bật cổng Serial ở baudrate 9600
}


void loop() {
  // đọc giá trị hiện tại của button
  buttonState = digitalRead(buttonPin);

  // so sánh với giá trị trước đó
  if (buttonState != lastButtonState) {
    if (buttonState == HIGH) {
      // Nếu trạng thái bây giờ là button đang được nhấn
      // thì hiển nhiên trước đó là button chưa được nhấn (điều kiện trên)
      // chúng ta sẽ tăng số lần nhấn button lên 1
      buttonPushCounter++;
      Serial.println("Dang nhan");
      Serial.print("So lan nhan button la: ");
      Serial.println(buttonPushCounter);
    }
    else {
      // Nếu trạng thái bây giờ là button đang được THẢ
      // thì hiển nhiên trước đó là button đang được nhấn (điều kiện trên)
      // Chúng ta sẽ thông báo là button đang được thả và không làm gì cả
      Serial.println("off");
    }
  }
  // lưu lại trạng thái button cho lần kiểm tra tiếp theo
  lastButtonState = buttonState;
  
  // Đã đếm được số lần nhấn button, bây giờ sẽ là phần sau bao nhiêu 
  // lần thì button sẽ làm đèn sáng
  // Trong ngôn ngữ lập trình Arduino, chúng ta có thêm một phép toán mới
  // đó là phép chia lấy dư (khác với các phép +, -, *, / được học trong trường
  // phép này sẽ trả về phần dư của một phép chia.
  // Ví dụ: 6 % 4 = 2 (% là toán tử) (vì 6 chia 4 = 1 dư 2). Xem thêm tại: http://arduino.vn/reference/modulo
  // Áp dụng:
  // Chẳng hạn, bạn làm button này cứ sau 4 lần bấm sẽ làm đèn led sáng vì bạn làm như sau: 
  // Mới upload code thì đèn sáng do buttonPushCounter = 0. 0 % 4 = 0
  // Sau đó cứ mỗi lần nhấn nút thì buttonPushCounter được tăng lên. 
  //... 1 % 4 = 1 --> tắt
  //... 2 % 4 = 2 --> tắt
  //... 3 % 4 = 3 --> tắt
  //... 4 % 4 = 0 --> bật
  //... 5 % 4 = 1 --> tắt
  //...
  if (buttonPushCounter % 4 == 0) { 
    digitalWrite(ledPin, HIGH);
    Serial.println("Da bat den");
  } else {
   digitalWrite(ledPin, LOW);
  }
 
}
lên
27 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Vòng đeo tay hỗ trợ người mù

Dự án là một vòng đeo tay hỗ trợ cho người mù có trọng lượng khá nhẹ chỉ khoảng 65g, có thể sạc pin khi hết, sử dụng cảm biến khoảng cách hc-sr04 và những thứ sẵn có xung quanh chúng ta. Mình mong muốn đóng góp sản phẩm này với hy vọng, nó sẽ sẽ giúp người mù đi lại được tốt hơn bằng việc thông báo cho họ âm thanh hoặc rung động khi đến gần vật cản. Với một chút kiến thức về Arduino bất cứ ai cũng có thể làm được điều này. Thiết bị dễ dàng đeo và tháo ra khỏi tay một cách nhanh chóng. Các bạn cùng chiêm ngưỡng nhé!

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

So sánh ngắn giữa các máy tính ENIAC và UNIVAC, liên tưởng đến Arduino

Chắc hẳn một số bạn sẽ thấy là lạ với 2 máy tính ENIAC và UNIVAC, và tại sao tôi lại liên tưởng với mạch Arduino? Đừng lo lắng, qua bài viết này, bạn sẽ có một góc nhìn mới về thế giới hiện đại ngày nay với thế giới cách đây hơn 60 năm. Và bạn sẽ thấy cực kì hạnh phúc khi được sống trong thế giới này (với những món đồ chơi công nghệ mạnh mẽ với giá thành rẻ)!

 

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Hằng số thực

Tương tự như hằng số nguyên, hằng số thực (floating point constants) cũng có cách làm việc và sử dụng tương tự. Khi bạn viết một biểu thức tính toán, giá trị của biểu thức này sẽ được tính ra và trình biên dịch sẽ thay thế biểu thức này bằng một hằng số thực đã tính ra được. Điều đó gợi ý rằng trong những chương trình lớn, để giảm thời gian biên dịch, bạn nên tính trước giá trị của những biểu thức thay vì bắt trình biên dịch tính toán.

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.