Bài 11: Xác định trạng thái của một nút nhấn (button) - INPUT_PULLUP

Nội dung chính, cần nắm

Tại bài viết Bài 3: Xác định trạng thái của một nút nhấn (button), bạn đã biết được cách để đọc tín hiệu từ một button bằng cách thiết đặt chân digital là INPUT. Hôm nay, ta cũng đào xới vấn đề đọc trạng thái của một nút nhấn, nhưng đi theo một hướng khác (không dùng điện trở như trong Bài 3). Cách làm này đơn giản hơn và thực tế thường được ứng dụng.

Phần cứng

Lắp mạch

Click vào ảnh để xem kích thước thật và lắp mạch bạn nhé

Lập trình và giải thích

Trước tiên, ta cần phải biết sự khác nhau của INPUT_PULLUPINPUT, nếu bạn chưa rõ thì cần tham khảo đường dẫn sau. Thực chất INPUT_PULLUP cũng như là INPUT thôi, nhưng cái điện trở mắc ngoài như ở INPUT được "thiết đặt sẵn" bên trong con vi điều khiển của Arduino và khi bạn pinMode một chân là INPUT_PULLUP thì bạn đã kích hoạt cái điện trở này lên. Và sau khi pinMode các chân digital là INPUT_PULLUP, nếu bạn digitalRead các chân này thì sẽ nhận được giá trị HIGH (điều này ngược lại với hướng dẫn tại bài 3). Nếu bạn nhấn button xuống thì chân  digitalRead sẽ trả về LOW. Bởi vì nguyên lý chỉ rất đơn giản như vầy thôi, nếu trong khuôn khổ bài viết này, tôi giải thích cặn cẽ tại sao lại như thế thì sẽ làm rối các bạn và không cần thiết. Để hiểu rõ nó hoạt động trong thực tế như thế nào thì hãy chạy đoạn mã dưới đây!

void setup(){
  // khởi động cổng Serial ở baudrate 9600
  Serial.begin(9600);
  // Cài đặt các chân digital
  pinMode(8, INPUT_PULLUP); //INPUT_PULLUP chân button
  pinMode(3, OUTPUT); // OUTPUT chân led

}

void loop(){
  //đọc tín hiệu chân digital
  int sensorVal = digitalRead(8);
  //Xuất tín hiệu ra serial
  Serial.println(sensorVal);
 

  if (sensorVal == HIGH) { //nếu chưa nhấn
    digitalWrite(3, LOW); // tắt đèn
  }  else {  // nếu đã nhấn 
    digitalWrite(3, HIGH);// bật đèn
  }
}
lên
28 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Ứng dụng thư viện bất đồng bộ để điều khiển bất đồng bộ nhiều (hàng chục) servo - Hư cấu chăng?

Cũng đã khá lâu kể từ lúc mình xuất bản thư viện xử lý bất đồng bộ với Arduino. Tuy nhiên, mình vẫn chưa có nhiều ví dụ để thực sự kêu gọi các bạn sử dụng thư viện này trong dự án, hôm nay, sau khi được trao đổi với nhiều bạn, mình thấy vấn đề điều khiển nhiều servo có thể ứng dụng thư viện của mình vào một cách dễ dàng. Nên mình sẽ viết một bài ví dụ để hướng dẫn các bạn điều khiển rất nhiều Servo với thư viện của mình.

lên
21 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

VMIG - Kết quả vòng chung kết và trao giải thưởng

Như vậy là một kì VMIG đã trải qua, với hơn 140 ý tưởng đăng ký tham gia và 50 sản phẩm đã hoàn thiện, cuộc thi của chúng ta đã để lại những dấu ấn nhất định trong lòng mỗi thí sinh. Các bạn đã có những khoản thời gian làm việc cùng nhau, chia sẻ vui buồn, kỉ niệm từ lúc bắt đầu dự án cho đến khi hoàn thiện. Và ngày 22/01/2016 vừa quá, chính là ngày tỏa sáng của 16 nhóm xuất sắc nhất. Có thể nói, trong cái rét cắt da thịt ở Hà Nội, chính sự năng động, nhiệt huyết và tinh thần khoa học của các bạn đã làm ấm cả hội trường C2. Và giờ đây là lúc nhìn lại kết quả trong buổi trao giải, hãy cùng chúc mừng tất cả các đội đã dành chiến thắng, các bạn nhé heart​.

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.