Giới thiệu cảm biến ánh sáng và cách lập trình

Giới thiệu

Cảm biến ánh sáng sử dụng quang trở có khả năng thay đổi điện trở theo cường độ ánh sáng chiếu vào. Tín hiệu xuất ra của cảm biến là digital HIGH (5V) và LOW tượng trưng cho các trạng thái bật, tắt thiết bị điện tự động mà bạn không cần phải thao tác vào !

Mạch cảm biến ánh sáng dùng quang trở có ưu điểm

  • Nhỏ gọn.
  • Độ chính xác cao.
  • Các thành phần phụ như điện trở, tụ điện... cần thiết cho mạch đã được gắn đầy đủ. Bạn chỉ cần cấp nguồn, nối dây điều khiển vào rơ le là có thể tắt/mở bóng đèn hay các thiết bị điện khác theo cường độ ánh sáng chiếu vào cảm biến.
  • Giá thành thấp, khoảng 50.000 đồng.
  • Sử dụng điện áp chuẩn 5V tương thích với nền tảng Arduino.

 

Cảm biến ánh sáng có thể điều chỉnh được độ nhạy

Trên mạch có 1 biến trở 10K ohm dùng để điều chỉnh độ nhạy sáng:

  • Vặn về bên trái (nhìn theo hướng từ dưới lên quang trở): bạn sẽ tăng độ nhạy của cảm biến với ánh sáng: chỉ cần lượng ánh sáng nhỏ thì mạch sẽ tự ngắt.
  • Vặn về bên phải: bạn sẽ giảm độ nhạy của cảm biến với ánh sáng, cần lượng ánh sáng với cường độ mạnh hơn để ngắt mạch.

Lắp mạch và lập trình

Cảm biến này có thể sử dụng kết hợp với Arduino để lập trình bật tắt thay vì mạch Rơ-le nhé.

Cảm biến này là một dạng cảm biến Digital - tín hiệu xuất ra là giá trị Digital HIGH (5V) và LOW. Tại chân OUT, mạch trả về mức HIGH (5V) khi trời tối (cường độ ánh sáng chiếu vào thấp) và LOW nếu ngược lại.

Các bạn copy rồi dán vào Arduino nhé ^^

int cambien = 10;// khai báo chân digital 10 cho cảm biến

int Led = 8;//kháo báo chân digital 8 cho đèn LED

void setup (){

pinMode(Led,OUTPUT);//pinMode xuất tín hiệu đầu ra cho led

pinMode(cambien,INPUT);//pinMode nhận tín hiệu đầu vào cho cảm biê

}

void loop (){

int value = digitalRead(cambien);//lưu giá trị cảm biến vào biến value

digitalWrite(Led,value);//xuất giá trị ra đèn LED

}

Lời kết

Chúc bạn thành công!

lên
26 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Hướng dẫn sử dụng các loại module

Nếu bạn đang muốn thực hiện hóa ý tưởng của mình mà không biết dùng loại module nào? Hãy tham khảo các module trong danh sách sau

Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Làm dự án xe với module điều khiển động cơ L293D

Chắc hẵn từ lúc mới đầu nghiên cứu Arduino đến nay bạn đã từng có suy nghĩ muốn làm một dự án nho nhỏ nào đó để thỏa lòng đam mê hay tò mò của mình và dự án được đa số bạn thích thú hướng đến có lẽ là xe, xe điều khiển, xe dò đường... hay là một dự án to bự như kBot của admin Ngô Huỳnh Ngọc Khánh (ksp) ^^. Vậy làm thế nào để có thể điều khiển được các bánh xe, servo, động cơ bước cho "chiến xa" trong khi board arduino chỉ cho phép bạn xuất các tín hiệu điện HIGH, LOW! Ở bài này mình xin giới thiệu đến các bạn một công cụ cực chất đó là shield điều khiển động cơ l293d, giúp bạn dễ dàng trong việc xử lý các thao tác điều khiển độc lập các motor của mình, nào ta bắt đầu thôi :)   

lên
66 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Chữa bệnh cho Arduino Nano khi bị cháy

Chắc hẳn các bạn khi làm các dự án với Ardunio đã từng sử dụng qua các board như Arduino Uno, Mega, Pro Mini hay Nano, các bạn thích một board mạch nhỏ gọn phù hợp thường chọn Ardunio Nano hơn vì nó tích hợp rất nhiều và vô cùng tiện lợi như con Uno R3. Nhưng một số vấn đề gặp phải ở board này là nó thường rất dễ bị cháy khi bị đoản mạch vì không có khả năng tự ngắt nguồn như Uno hay Pro Mini, bạn chỉ cắm nhầm dây một cái là nó sẽ về trời :) Đó là lý do tại sao nhiều bạn lại sợ và không còn giám sử dụng board mạch này.
Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách "chữa bệnh" cho Arduino Nano khi không may bạn làm nó hỏng do nguồn :) bắt đầu thôi nào

lên
37 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.