Bài 5: Tải chương trình mẫu lên Intel Galileo

Tải chương trình mẫu

Hãy mở Galileo IDE, chọn ví dụ Blink bằng cách vào menu File -> Examples -> 01.Basics -> Blink.

/*
  Blink
  Turns on an LED on for one second, then off for one second, repeatedly.

  This example code is in the public domain.
 */

// Pin 13 has an LED connected on most Arduino boards.
// give it a name:
int led = 13;

// the setup routine runs once when you press reset:
void setup() {                
  // initialize the digital pin as an output.
  pinMode(led, OUTPUT);     
}

// the loop routine runs over and over again forever:
void loop() {
  digitalWrite(led, HIGH);   // turn the LED on (HIGH is the voltage level)
  delay(1000);               // wait for a second
  digitalWrite(led, LOW);    // turn the LED off by making the voltage LOW
  delay(1000);               // wait for a second
}

Kết nối máy tính của bạn với Galileo qua cổng USB Client. Vào menu Tools -> Boards và chọn Intel Galileo. Vào menu Tools -> Serial Port và chọn cổng COM thích hợp.

Bấm tổ hợp phím Ctrl + U để tải chương trình lên Galileo.

Tìm lỗi

Nói chung, khi bạn gặp bất cứ vấn đề nào, hãy thử reboot lại Galileo bằng nút reboot trên mạch: tháo hết tất cả các dây tín hiệu đang cắm vào Galileo, chờ một vài giây rồi cắm vào lại và chờ đến khi Galileo khởi động (boot-up) xong. Nếu điều đó không giải quyết được gì, hãy thử khởi động lại máy tính của bạn. Đôi lúc việc reboot mọi thứ lại tỏ ra có tác dụng.

Lỗi "Improper File Name" (Mac)

Trên các máy Mac, bạn có thể gặp lỗi thế này

i586-poky-linux-uclibc-g++: error: Galileo.app/Contents/Resources/Java/hardware/tools/x86/i586-poky-linux-uclibc: No such file or directory

Đó là do tên chương trình của bạn, nó không được phép có khoảng trống (dấu cách). Ví dụ, nếu tên chương trình của bạn là "Intel Galileo", hãy sửa lại thành "IntelGalileo".
 

Lỗi Bad COM Port (Windows)

Trên Windows, quá trình tải chương trình của bạn lên Galileo có thể bị treo và dẫn đến lỗi sau
line 34: /dev/ttyS78: Read-only file system
Đó là do số hiệu cổng COM của bạn quá lớn, kiểu như COM30 hay COM45 trong khi thường thường, ta chỉ sử dụng những cổng như COM3, COM4, COM5,...
Để khắc phục hiện điều này, bạn phải đổi số hiệu cổng COM đang sử dụng xuống một con số nhỏ hơn 10. Hãy xem hướng dẫn thay đổi ở phía dưới.
 

Cách đổi cổng COM (ví dụ với Arduino Uno)

  • Mở cửa sổ Device Manager
    • Vào Start -> Run gõ "devmgmt.msc" và bấm Enter
  • Mở mục Port (COM & LPT) và click chuột phải vào cổng COM ứng với mạch Galileo đang sử dụng của bạn, chọn Properties
  • Chọn Port Setting, mục Advanced

...

  • Chọn cổng COM thích hợp (bé hơn 10) trong mục COM Port Number, bấm OK để xác nhận thay đổi.

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Học Arduino qua dự án làm xe điều khiển từ xa - Phần 2: Bật tắt đèn

Trong phần 2 của loạt bài "Học Arduino qua dự án làm xe điều khiển từ xa", mình sẽ hướng dẫn các bạn:

  • Cách làm một module đèn LED đơn giản
  • Cách điều khiển nhiều đèn LED sử dụng transistor.
  • Cách lập trình bật/tắt đèn LED. 

Mình sẽ hướng dẫn các bạn làm trên breadboard, phần hàn mạch các bạn tự làm vì nó không có gì phức tạp cả. 

lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

#include

#include cho phép chương trình của bạn tải một thư viện đã được viết sẵn. Tức là bạn có thể truy xuất được những tài nguyên trong thư viện này từ chương trình của mình. Nếu bạn có một đoạn code và cần sử dụng nó trong nhiều chương trình, bạn có thể dùng #include để nạp đoạn code ấy vào chương trình của mình, thay vì phải chép đi chép lại đoạn code ấy.

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.