iNut platform là gì?

 

Nhắc tới dòng mạch iNut dùng để lập trình, cái đầu tiên mà người ta thường nói tới chính là dòng iNut Cảm biến – một trong các mạch cho việc lập trình IoT. Hiện dòng mạch này đã phát triển tới thế hệ thứ 2 (iNut Sensor R2). Bạn sẽ bắt đầu đến với nền tảng iNut Platform thông qua mạch này. Bạn có thể dùng firmware iNut cảm biến cũng được nhưng bạn nên dùng bo mạch iNut Sensor R2 vì nó rất gọn và tương thức với Arduino Uno và Arduino Mega.

Một vài thông số của iNut cảm biến

CẤU HÌNH

 

SoC

ESP8266

Wifi signal

2.4 GHz hỗ trợ chuẩn 802.11 b/g/n

Điện áp hoạt động

5V (tự động hạ 3.3V cấp IC)

Giao tiếp với MCU

Master I2C 100Mhz – MCU Slave (Slave id = 10)

Hỗ trợ bảo mật

WPA/WPA2, three keys, onetime token

Giao thức

TCP/IP

Nhiệt độ hoạt động

-40 ℃ ~ + 125 ℃

Số luồn cảm biến

1-8 (tùy chọn)/ Mỗi luồn == 4 float / 4 byte

Đóng gói

Module dưới dạng shield hoặc module dưới dạng nodemcu. Có thể tải firmware iNut sensor cho bất cứ module nào được xây dựng bằng con ESP8266.

Hệ sinh thái iNut Platform

Hệ sinh thái iNut platform tương thích hoàn toàn với hệ sinh thái arduino hiện có trên thế giới. Bạn có thể làm các dự án Arduino và tích hợp điều khiển từ xa qua Internet với nền tảng iNut platform.

Khi sử dụng bo mạch iNut cảm biến, bạn sẽ được thêm những khả năng lập trình như sau:

  • Phần mềm iNut Mobile để debug, phân quyền và quản lý thiết bị cũng như chia sẻ đến với bạn bè những thiết bị lập trình của mình.
  • Phần mềm iNut Node-RED IDE để có thể lập trình ra các webapp chạy trên mọi nền tảng để thực thi cũng như xây dựng đồ án, dự án,…

Đến với iNut platform, bạn chỉ cần có một đầu óc sáng tạo, những việc khó khăn ban đầu về IoT cứ để chúng tôi lo lắng giúp bạn trước.

P.s: Ngoài việc cung cấp điện toán đám mây, iNut Platform còn cung cấp dịch vụ điện toán sương mù với server cho các dự án lớn nhé.

Lập trình cho iNut cảm biến

Các thiết bị dựa trên nền tảng Arduino được lập trình bằng ngôn riêng. Ngôn ngữ này dựa trên ngôn ngữ Wiring được viết cho phần cứng nói chung. Và Wiring lại hay C/C++. Riêng mình thì gọi nó là “ngôn ngữ Arduino”, và đội ngũ phát triển Arduino cũng gọi như vậy. Ngôn ngữ Arduino bắt nguồn từ C/C++ phổ biến hiện nay do đó rất dễ học, dễ hiểu. Nếu học tốt chương trình Tin học 11 thì việc lập trình Arduino sẽ rất dễ thở đối với bạn.

Để lập trình cũng như gửi lệnh và nhận tín hiệu từ mạch Arduino đến bo mạch iNut cảm biến, nhóm phát triển dự án này đã cũng cấp đến cho người dùng một thư viện lập trình gọi là iNut.h. Tải về tại https://github.com/ngohuynhngockhanh/iNut-Arduino-library

Đoạn mã nguồn như trong hình sẽ giúp bạn lập trình đưa dữ liệu ngẫu nhiên random lên Internet.

Lời kết

Nền tảng iNut Platofmr thật sự rất hữu ích cho những ai đang và muốn tìm hiểu về điện tử, lập trình, điều khiển, đặc biệt là Internet of Things. Với nền tảng này, mọi người có thể dễ dàng tạo ra được những dự án vô cùng thú vị. Bạn đã có ý tưởng gì cho mình chưa nào ? Nếu chưa, hãy cùng làm với chúng mình nhé !

 

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Vấn đề của số chấm động và số nguyên trong ngôn ngữ lập trình C++ trên board mạch Arduino

Có bao giờ bạn tự hỏi: "Dự án của mình làm tốt thế này, chạy ngon lành rành rành thế này, chắc không có bugs đâu?". Thực sự, nếu dự án của bạn không có phần xử lý số thực chấm động trong đó thì mình nghĩ phần code của bạn sẽ hoạt động ngon lành theo thời gian. Nhưng mà có số thực thì từ từ, chúng ta cần xét lại code. Trước đây, có một số bạn nhắn tin riêng hỏi mình về code với điểm chung là "code mình chạy ngon lành lúc đầu, sau đó bị lỗi, không rõ nguyên nhân". Loại trừ các phần code logic sai ra, thì hầu hết đều là do lỗi khi xử lý số chấm động mà không quan tâm đến nền tảng lập trình bên dưới! Mà cũng đúng, chúng ta rất dễ bị đánh lừa bởi chính đoạn code chúng ta viết. Vì nó có báo lỗi biên dịch đâu mà, kaka. Qua bài viết này, mình muốn phân tích và cùng các bạn rút kinh nghiệm về số chấm động float, cách hạn chế lỗi sai với số chấm động.

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

ESP8266 kết nối Internet - Phần 2: Arduino gặp ESP8266, hai đứa nói chuyện bằng JSON

Ở bài trước, chúng ta đã xây dựng phương thước giao tiếp giữa tầng 1 (socket server) và tầng 2 (ESP8266). Chúng ta đã xây dựng một chương trình thử nghiệm trên socket server để test ra lệnh cho ESP8266 và cũng thử nghiệm cho ESP8266 gửi sự kiện ngược lại Socket Server.

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.