ldmt gửi vào
- 8802 lượt xem
Chào các bạn, hôm này mình sẽ chia sẻ với các bạn những trải nghiệm của mình khi lần đầu tiên tiếp cận và sử dụng phẩm iNut cảm biến và đặc biệt là hệ sinh thái iNut của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ INUT. Do cũng chỉ là lần đầu và thời gian trải nghiệm cũng còn khá là hạn chế nên mình chỉ tập trung vào việc chia sẻ những cảm nhận khi lần đầu tiên được cầm, nắm và trải nghiệm thử một vài tính năng vượt trội của “em nó” nha, còn những lần sau khi có cơ hội mình sẽ chia sẻ với các bạn những trải nghiệm chi tiết hơn khi sử dụng bộ sản phẩm này nha.
Ok,let’s go !
I. Tổng quan về phần cứng của thiết bị:
Mình xin phép dừng từ “chất” khi nói về cảm quan của mình khi tiếp cận với bộ thiết bị iNut cảm biến này. Cái làm mình ấn tượng nhất khi lần đầu tiên tiếp cận thiết bị trên chính là độ hoàn thiện của sản phẩm. Một bộ iNut cảm biến đầy đủ sẽ bao gồm 1 module iNut cảm biến kèm theo 1 chiếc Arduino Uno, và cuối cùng là 1 cáp USB Type B dùng để truyền dữ liệu và chương trình từ máy tính sang Arduino.
Nếu bạn có thắc mắc thì module iNut cảm biến này được phát triển từ module ESP8266 từ đó cho phép bạn có thể kết nối thiết bị lên Internet để giao tiếp, truyền, nhận và điều khiển các thiết bị…Ngoài ra, do được phát triển dựa trên nền tảng bao gồm ESP8266 và Arduino Uno nên có thể nói iNut cảm biến được thừa hưởng tất cả những tính năng tiện lợi nhất mà hệ sinh thái Arduino mang lại cho người dùng.
Một số thông tin cơ bản về bo mạch iNut cảm biến được cập nhật trên trang chủ của mysmarthome (https://mysmarthome.com.vn/sanpham/?product_id=273) như sau :
- Vi điều khiển: ESP8266EX.
- Wifi: 2.4 GHz hỗ trợ chuẩn 802.11 b/g/n.
- Điện áp hoạt động: 3.3V.
- Điện áp vào: 5V thông qua cổng cấp nguồn USB.
- Giao tiếp: Cable Micro USB.
- Hỗ trợ bảo mật: WPA/WPA2.
- Tích hợp giao thức TCP/IP.
- Nhiệt độ hoạt động : -40 ℃ ~ + 125 ℃
- Chuẩn giao tiếp với thiết bị lập trình đệm: I2C 100Mhz.
- Số lượng cảm biến: Có thể tùy chọn 1-8 cảm biến.
Ngoài hỗ trợ tính năng sẵn có của một thiết bị Arduino, module iNut cảm biến còn được nhà phát triến xây dựng riêng 1 hệ sinh thái (iNut platform) với các thư viện cùng các phần mềm cho phép người dùng có thể tự do sáng tạo, phát triển các sản phẩm của mình , chi tiết mình để ở link bên dưới các bạn có thể tham khảo thêm http://arduino.vn/bai-viet/6057-tai-lieu-ky-thuat-bo-tui-de-lap-trinh-internet-things-van-hanh-dieu-khien-va-quan-ly
II. Trải nghiệm về lần đầu cài đặt và sử dụng iNut cảm biến:
Quá tuyệt vời cho lần đầu tiên sử dụng ! Các bạn có thắc mắc tại sao mình lại thốt lên như vậy không ạ ? Bản thân là 1 đối tượng lần đầu tiên tiếp cận với lĩnh vực IOT nên từ việc cài các phần mềm hỗ trợ , đến việc kết nối các thiết bị rồi đến truy xuất dữ liệu…những công việc ấy gần như quá sức đối với mình. Nhưng với iNut cảm biến nói riêng và hệ sinh thái cuả iNut nói chung thì không, thậm chí 1 người bình thường cũng có thể dần dần tiếp cận và phát triển các sản phẩm dưạ trên nền tảng này. Với tầm nhìn của các nhà phát triển giải pháp công nghệ IOT hàng đầu Việt Nam iNut cung cấp cho người dùng các phần mềm quản lý và phát triển tương thích không chỉ với máy tính mà còn tương thích với các thiết bị sử dụng cả hệ điều hành Android và IOS tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình sử dụng của khách hàng.
Đầu tiên là việc cài đặt và kết nối với các thiết bị trong hệ sinh thái iNut. Khi tìm hiểu và phát triển về lĩnh vực IOT có lẽ không ít người sẽ gặp khó khăn trong việc cài đặt và sử dụng các phần mềm như NodeJS, Git…Nhưng với iNut thì khác, với hướng dẫn tại địa chỉ http://arduino.vn/cc bạn sẽ được hướng dẫn từng bước từ việc chuẩn bị các phần mềm cần thiết đến việc kết nối các thiết bị ngoại vi ra sao, làm thế nào để đưa dữ liệu lên Internet, hay làm thế nào để khắc phục các lỗi xảy ra trong quá trình cài đặt tất tần tật đều có trong hướng dẫn. Từ đó ai cũng đều có khả năng tiếp cận với Inut. Riêng với mình, tuy là lần đầu còn khá bỡ ngỡ nhưng cũng chỉ mất khoảng 30 phút để tiếp cận với iNut cảm biến nha.
Điểm nổi bật tiếp theo mình muốn kể đến đó chính là INUT-NODE-RED-IDE. So sánh với App Invetor và Thinkable thì INUT-NODE-RED-IDE có phần tương tự ở giao diện lập trình kéo thả khá đon giản thích hợp với người mới tìm hiểu, tuy nhiên INUT-NODE-RED-IDE lại có lợi thế hơn về mặt tốc độ phản hồi và tính ổn định hơn đảm bảo bạn sẽ có những trải nghiệm tốt nhất trong quá trình lập trình.
Nếu bạn chưa biết cách sử dụng thì cũng đừng lo lắng, INUT-NODE-RED-IDE có sẵn rất nhiều mẫu ví dụ từ mức độ dễ đến nâng cao bạn có thể tham khảo và sau đó tuỳ biến lại cho các project của mình nha.
Ngoài ra INUT-NODE-RED-IDE chức năng kết nối và truyển dữ liệu giữa smartphone và máy tính thông qua quét QRCode cho tốc độ phản hồi cực nhanh rất thời thượng so với sự phát triền của mã QR, không cần nhập password nữa, chỉ cần cầm điện thoại lên, quét mã QR và mọi việc còn lại đã có INUT-NODE-RED-IDE lo, quá tiện lợi.
Cuối cùng có lẽ không thể không nhắc đến giao diên điều khiển trên smartphone. Giao diện rất trực quan và sinh động có thể nói là “yêu từ cái nhìn đầu tiên” luôn ấy, bạn có thể quản lý rất nhiều dự án với số lượng thiết bị khổng lồ, bạn có thể cách xa nửa vòng trái đất nhưng vẫn điều khiển được thiết bị trong nhà...chỉ với một chiếc smartphone có cài đặt phần mềm iNut. Đặc biệt app có hỗ trợ cả tiếng việt và tiếng anh, rất thích hợp cho quá trình nghiên cứu cũng như phát triển các sản phẩm của các bạn.
À, mình còn quên 1 điều khá là quan trọng nữa. iNut có đội ngũ tư vấn hỗ trợ kỹ thuật “siêu” nhiệt tình và cute luôn nha, trong quá trình cài đặt, sử dụng nếu gặp vấn đề khó khăn không thể giải quyết được bạn có thể liên lạc họ để được giúp đỡ nha.
III Tổng kết
Tổng kết lại, trải nghiệm của mình khi lần đầu tiếp xúc với iNut là quá tuyệt vời, tuy thời gian trải nghiệm còn hạn chế nhưng với một người đam mê về công nghệ, thích tìm hiểu và khám phá mọi thứ như mình thì những gì iNut đem lại đã vượt xa những gì mình mong đợi. Có lẽ hiện tại cái tên iNut còn đôi chút xa lạ với mọi người, nhưng với các tính năng vượt trội cùng trải nghiệm nhanh, mạnh và ổn định của giải pháp iNut platform mang lại mình tin chắc trong tương lai mỗi khi nói về giải pháp IOT người ta sẽ nhớ đến cái tên iNut.