Đèn LED

Giới thiệu

Đèn LED còn có tên gọi là điốt phát quang. Trong phạm vi bài viết hôm nay, mình chỉ xin giới thiệu về các loại LED thường gặp trong điện tử và cách sử dụng chúng. Theo mình nghĩ, chúng ta không cần phải nghiên cứu "cách làm một chiếc đèn LED", vì đơn giản, nó rất khó devil!

Đèn LED là gì ?

Chắc hẳn các bạn đều đã quá quen với chữ "đèn LED" rồi, đúng không? Nhưng nếu bạn không biết thì cũng không sao, mình sẽ giải thích ngay. Mà thực chất cũng không có gì cần phải giải thích nhiều cả, đèn LED thực chất cũng chỉ là đèn, nhưng khác với đèn dây tóc (trong các loại đèn pin cũ) thì đèn LED có phân cực âm (chân ngắn) và dương (chân dài). Nghĩa là bạn cần cấp điện vào cực dương và nối cực âm vào cực âm của nguồn. Đèn LED cũng có nhiều màu sắc, ví dụ như: trắng, đỏ, vàng, xanh lá, xanh dương, tím, cam, hồng,... cool (nhiều lắm).

Thường thì LED có 2 chân, loại nhiều chân là LED nhiều màu, mình sẽ nói rõ hơn ở dưới

Các loại LED thường gặp

1. LED thường (3mm hoặc 5mm)

Là loại LED có màu của lớp vỏ bên ngoài trùng với ánh sáng nó phát ra, chẳng hạn như sau:

Loại LED này khá to và sáng khá yếu, vì vậy thường được dùng trong các mạch tiết kiệm năng lượng hoặc làm LED báo trạng thái. Bạn có thấy dòng ghi chú 3mm hoặc 5mm, đó là đường kính của LED đấy. Mình không thích dùng loại này vì đơn giản là nó sáng yếu quá ra ngoài đường mình không thấy gì hết! Giá của LED khi mua lẻ là khoảng 3-5k/10 con (tùy vào màu)

2. LED siêu sáng (3mm và 5mm)

Thực chất LED siêu sáng cũng không khác gì nhiều so với LED thường, cũng chung kích cỡ, nhưng có điều nó sáng hơn và lớp vỏ bên ngoài là trong suốt. Loại này đắt gần gấp đôi LED thương, nhưng được cái sáng rõ, sáng đẹp và "trong suốt". Đây là một số ví dụ về LED siêu sáng, bạn thấy nó có lớp vỏ không màu nhưng phát ra ánh sáng khác nhau.

3. LED dán (SMD)

Loại LED này có thể hơi lạ với các bạn, nhưng đừng lo lắng, bạn có thể ý những con LED cực kì nhỏ trong mạch Arduino của bạn không, nó được gọi là LED dán đấy, nó cũng có 2 cực âm dương. Loại này cũng có nhiều kiểu kích thước, nhưng đặc điểm chung của nó là cực kì nhỏ và hàn trên mặt đồng của mạch. Vì vậy, loại LED này chỉ dùng cho các mạch đồng 2 mặt (loại này khá đắt) hoặc các loại mạch in. Mình không thích dùng loại này vì chỉ nên dùng cho công nghiệp mạch in, và nếu kĩ năng hàn của bạn không cao thì tốt nhất không nên đụng đến các loại LED dán, vì nó rất nhỏ mà tốn công sức để hàng (không dễ như 2 loại trên).

3. LED RGB (5mm)

Nó chính là loại LED siêu sáng thôi nhưng lại có đến 3 màu trong một con LED duy nhất (R = red = đỏ; G = Green = xanh lá; B = Blue = Xanh dương). Điều đó có nghĩa là bạn có thể làm con LED sáng với mọi màu mà bạn thích. Tuy nhiên, nó hơi phức tạp một chút, nó sẽ có 4 chân, trong đó có một chân dương chung và 3 chân RGB, bạn xem hình sau để xác định các chân của LED RGB.

Bạn sẽ phải dùng xung PWM để điều khiển LED GRB sáng nhiều màu theo ý thích. LED GRB cũng có loại LED dán SMD (ứng dụng trong TV LED). Mình không nghiên cứu sâu về LED RGB vì nó khá khó cho newbie. Mình sẽ dành thời gian cho LED RGB hơn ở các bài sau.

4. LED ma trận (LED matrix)

Về LED ma trận thì anh NTP_PRO đã viết rõ trong bài viết Hiển thị hình ảnh với LED MATRIX 8x8, mời bạn vào xem

Và còn rất nhiều loại LED khác nữa, khi gặp các loại LED mới, chúng tớ sẽ biên tập lại cho các bạn ngay trong bài viết!

Cách sử dụng LED

Vì LED có hiệu điện thế hoạt động khá thấp, tùy loại LED mà hiệu điện thế dao động ở mức (1.9 - 3.2 Vol).Vì vậy, khi bạn chạy ở hiệu điện thế 5V, thì bạn cần sử dụng một điện trở để giảm hiệu điện thế vào LED. Thực sự việc tính toán điện trở sẽ rất tốn thời gian, nên mình sẽ chia sẻ một số bí quyết nhỏ của mình. Với các loại LED có hiệu đện thế nhỏ thì bạn mắc nối tiếp ở chân dương của bé LED một điện trở có trị số khoảng 560 - 1000 Ohm, còn các LED có hiệu điện thế lớn hơn thì bạn mắc với điện trở nhỏ hơn chẳng hạn từ 220 - 560 Ohm.

Những ứng dụng về LED

Các bạn nên học về cách điều khiển LED với Arduino trước, vì vậy, trước khi bắt đầu với led, bạn nên đọc các bài tại chuyên mục Tham khảo > Chương trình mẫu > Level : Beginner - Vỡ lòng (bạn đọc từ trang cuối cùng đọc tới).

Sau đó tham khảo các ứng dụng từ dễ đến khó như sau:

Kết luận

LED rất nhiều ứng dụng hay, đặc biệt trong việc trang trí, hãy làm ra những mạch LED thật đẹp bằng kiến thức Arduino bạn nhé!

lên
48 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

ESP8266 kết nối Internet - Phần 4: Kết nối Internet cho dự án không cần NAT Port, không cần mua server, không cần Blynk

Ở 3 phần trước, mình đã hướng dẫn các bạn toàn bộ kỹ thuật để xây dựng một chương trình webapp để điều khiển, đọc cảm biến, điều khiển thiết bị trong mạng LAN (wifi). Và, bây giờ là lúc các bạn đưa sản phẩm của mình ra ngoài Internet! Và với cách của mình sẽ giới thiệu tiếp đây, các bạn sẽ không cần phải NAT port, không cần phải mua server hàng tháng và hơn hết là không cần phải dùng Blynk. 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

float

Để định nghĩa 1 kiểu số thực, bạn có thể sử dụng kiểu dữ liệu float. Một biến dùng kiểu dữ liệu này có thể đặt một giá trị nằm trong khoảng  -3.4028235E+38 đến 3.4028235E+38. Nó chiếm 4 byte bộ nhớ.

lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.