Bài 8: Dùng button (nút bấm) để điều khiển một đèn LED

Nội dung chính, cần nắm

Chúng ta đã tìm được cách để đọc được trạng thái của một button qua bài viết Bài 3: Xác định trạng thái của một nút nhấn (button) rồi, đúng không nào? Bây giờ, chúng ta sẽ dựa vào trạng thái của các button ấy để điều khiển các đèn LED. Thực chất, đây là một bài viết vô cùng đơn giản, bạn có thể bỏ qua nếu đã biết và xem bài tiếp theo!

Phần cứng

Lắp mạch

Click vào ảnh để xem kích thước thật và lắp mạch bạn nhé

Lập trình

int button = 11;
int led = 2;
void setup() {
  pinMode(button, INPUT);  //Cài đặt chân D11 ở trạng thái đọc dữ liệu
  pinMode(led,OUTPUT); // Cài đặt chân D2 dưới dạng OUTPUT
}

void loop() {
  int buttonStatus = digitalRead(button);    //Đọc trạng thái button
  if (buttonStatus == HIGH) { // Nếu mà button bị nhấn
    digitalWrite(led,HIGH); // Đèn led sáng
  } else { // ngược lại
    digitalWrite(led,LOW);
  }
}

Giải thích cụ thể

Bài viết này chỉ thêm phần câu lệnh rẻ nhánh if và bỏ đi phần Serial so với bài 3 thôi. Tôi nghĩ đến đây, bạn đã nắm rõ gần hết những điều cơ bản về Arduino rồi đấy. Hãy tiếp tục nhé!

lên
29 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

kLaserCutter - Tự làm máy cắt laser bằng mã nguồn người Việt - Phần 2: Máy cắt laser thành thiết bị IOT

Như ở bài viết trước trong chuỗi bài viết về máy cắt laser của mình. Chúng ta đã cùng nhau tìm cách dựng một máy cắt bằng chính khả năng sáng tạo của riêng bản thân mỗi người. Hôm nay, mình xin giới thiệu về cách mà mình đã biến chiếc máy cắt của mình thành một thiết bị IOT. Hay ở chỗ, qua bài viết này, bạn có thể biến bất kỳ chiếc máy cắt laser nào (đã được nạp firmware) trở thành một chiếc bị IOT. Thật hay phải không nào? Còn chần chờ gì nữa, hãy bắt nay vào làm thôi.

lên
21 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Tạo một quy trình công nghiệp với các bước bằng Arduino - Phần 3: Giới hạn số lần chạy và kết hợp thư viện bất đồng bộ

Ở trong loạt bài này và một bài viết khác, mình đã đề cập đến vấn đề quy trình Công nghiệp (phần 1phần 2) và vấn đề xử lý bất đồng bộ trên Arduino. Hôm nay, mình muốn phát triển loạt bài này với mục đích, bạn có thể xây dựng một máy công nghiệp với các quy trình tuần tự nhưng có thể can thiệp để dừng ngay được. Ngoài ra, mình còn cập nhập thêm khả năng quy ước trước số lượt chạy của quy trình và một số API khác giúp cho các bạn có thể kết hợp lại 2 thư viện này! Để đọc hiểu, và tiếp cận nhanh bài này, các bạn cần đọc 3 bài viết mà mình có liên kết trong đoạn giới thiệu này.

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.