Bài 10: Đếm số lần nhấn một button - ButtonStateChange

Nội dung chính, cần nắm

Nếu bạn đã đọc qua Bài 3: Xác định trạng thái của một nút nhấn (button) thì chắc hẳn bạn đã biết cách sử dụng một button. Nhưng đôi khi bạn muốn button của bạn đặc biệt hơn một tí, chẳng hạn như là nhấn vài ba lần thì mới thực hiện chức năng của nó. Để làm được điều này, bạn cần biết được lúc nào button được nhấn và lúc nào button được thả ra, và đếm số lần. Hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn bạn giải quyết vấn đề này. Ở nước ngoài, người ta gọi vấn đề này là state change detection hoặc edge detection.

Phần cứng (giống hệt Bài 8)

Lắp mạch

Click vào ảnh để xem kích thước thật và lắp mạch bạn nhé

Lập trình và giải thích

// dùng const đặt trước khi khai báo biến sẽ coi biến này là một hằng số
// Bạn có thể đọc được giá trị biến hoặc thực hiện các phép toán
// Nhưng không thay đổi được giá trị của hằng số này.
const int  buttonPin = 11;// hằng số buttonPin mang giá trị là chân digital được nối với button
const int ledPin = 2;   // hằng số ledPin mang giá trị là chân digital đươc nối với led

// Các biến này có thể thay đổi giá trị được
int buttonPushCounter = 0;   // số lần button được nhấn
int buttonState = 0;         // trạng thái hiện tại của button
int lastButtonState = 0;     // trạng thái trước đó của button

void setup() {
  pinMode(buttonPin, INPUT); // Cài đặt button là INPUT
  pinMode(ledPin, OUTPUT); // Cài đặt đèn LED là OUTPUT

  Serial.begin(9600); //Bật cổng Serial ở baudrate 9600
}


void loop() {
  // đọc giá trị hiện tại của button
  buttonState = digitalRead(buttonPin);

  // so sánh với giá trị trước đó
  if (buttonState != lastButtonState) {
    if (buttonState == HIGH) {
      // Nếu trạng thái bây giờ là button đang được nhấn
      // thì hiển nhiên trước đó là button chưa được nhấn (điều kiện trên)
      // chúng ta sẽ tăng số lần nhấn button lên 1
      buttonPushCounter++;
      Serial.println("Dang nhan");
      Serial.print("So lan nhan button la: ");
      Serial.println(buttonPushCounter);
    }
    else {
      // Nếu trạng thái bây giờ là button đang được THẢ
      // thì hiển nhiên trước đó là button đang được nhấn (điều kiện trên)
      // Chúng ta sẽ thông báo là button đang được thả và không làm gì cả
      Serial.println("off");
    }
  }
  // lưu lại trạng thái button cho lần kiểm tra tiếp theo
  lastButtonState = buttonState;
  
  // Đã đếm được số lần nhấn button, bây giờ sẽ là phần sau bao nhiêu 
  // lần thì button sẽ làm đèn sáng
  // Trong ngôn ngữ lập trình Arduino, chúng ta có thêm một phép toán mới
  // đó là phép chia lấy dư (khác với các phép +, -, *, / được học trong trường
  // phép này sẽ trả về phần dư của một phép chia.
  // Ví dụ: 6 % 4 = 2 (% là toán tử) (vì 6 chia 4 = 1 dư 2). Xem thêm tại: http://arduino.vn/reference/modulo
  // Áp dụng:
  // Chẳng hạn, bạn làm button này cứ sau 4 lần bấm sẽ làm đèn led sáng vì bạn làm như sau: 
  // Mới upload code thì đèn sáng do buttonPushCounter = 0. 0 % 4 = 0
  // Sau đó cứ mỗi lần nhấn nút thì buttonPushCounter được tăng lên. 
  //... 1 % 4 = 1 --> tắt
  //... 2 % 4 = 2 --> tắt
  //... 3 % 4 = 3 --> tắt
  //... 4 % 4 = 0 --> bật
  //... 5 % 4 = 1 --> tắt
  //...
  if (buttonPushCounter % 4 == 0) { 
    digitalWrite(ledPin, HIGH);
    Serial.println("Da bat den");
  } else {
   digitalWrite(ledPin, LOW);
  }
 
}
lên
27 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Lập trình PLC cơ bản - Bài 005 - Hướng dẫn kết nối iNut PLC tới server nội bộ / server tại biên / server không cần qua bên thứ 3

Khi sử dụng một thiết bị IoT trong công nghiệp, đại đa số chủ đầu tư sẽ quan tâm đến việc máy chủ của họ sẽ nằm ở đâu trong quá trình lưu trữ và sử dụng một hệ thống IoT. Vì sao lại như thế? Vì họ không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ hoặc là nhà cung cấp Internet,... Máy móc thiết bị mua thì phải thuộc sỡ hữu của họ chứ không phải là đi thuê mướn,... Và giải pháp cho toàn bộ  việc đó chính là iNut PLC với khả năng tích hợp vào một máy chủ bên thứ 3 nhưng vẫn đảm bảo lưu thông của toàn bộ hệ thống IoT. Đem IoT từ trên mây (clouding) về nhà máy (tại biên - edge computing). Cùng khám phá nhé.

lên
7 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Code Arduino trên MÂY, bạn có muốn thử hay không?

Từ trước đến giờ, mỗi khi muốn lập trình một bé Arduino, bạn cần phải chuẩn bị driver cho Arduino (hiển nhiên buộc phải có, vì phải giao tiếp với thiết bị ngoại vi là mạch Arduino) và phần mềm lập trình Arduino IDE. Và khi bạn muốn chia sẻ code của mình cho bạn của mình thì cách đơn giản nhất là gửi file sketch cho họ, hoặc nếu cao cấp hơn là sử dụng github hoặc bitbucket (tất nhiên là phải include các thư viện bên thứ ba nếu có). Vậy vấn đề đặt ra trong ngày hôm nay là, liệu có cách nào để có thể chia sẻ sketch của mình với bạn bè và lớn hơn nữa là với cộng đồng Arduino trên thế giới (nói chung) và Việt Nam (nói riêng) hay không?

Và mình đã tìm ra câu trả lời, và không những thế, câu trả lời còn vượt ra ngoài sức mong đợi của chúng ta.

lên
20 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.