Bài 11: Xác định trạng thái của một nút nhấn (button) - INPUT_PULLUP

Nội dung chính, cần nắm

Tại bài viết Bài 3: Xác định trạng thái của một nút nhấn (button), bạn đã biết được cách để đọc tín hiệu từ một button bằng cách thiết đặt chân digital là INPUT. Hôm nay, ta cũng đào xới vấn đề đọc trạng thái của một nút nhấn, nhưng đi theo một hướng khác (không dùng điện trở như trong Bài 3). Cách làm này đơn giản hơn và thực tế thường được ứng dụng.

Phần cứng

Lắp mạch

Click vào ảnh để xem kích thước thật và lắp mạch bạn nhé

Lập trình và giải thích

Trước tiên, ta cần phải biết sự khác nhau của INPUT_PULLUPINPUT, nếu bạn chưa rõ thì cần tham khảo đường dẫn sau. Thực chất INPUT_PULLUP cũng như là INPUT thôi, nhưng cái điện trở mắc ngoài như ở INPUT được "thiết đặt sẵn" bên trong con vi điều khiển của Arduino và khi bạn pinMode một chân là INPUT_PULLUP thì bạn đã kích hoạt cái điện trở này lên. Và sau khi pinMode các chân digital là INPUT_PULLUP, nếu bạn digitalRead các chân này thì sẽ nhận được giá trị HIGH (điều này ngược lại với hướng dẫn tại bài 3). Nếu bạn nhấn button xuống thì chân  digitalRead sẽ trả về LOW. Bởi vì nguyên lý chỉ rất đơn giản như vầy thôi, nếu trong khuôn khổ bài viết này, tôi giải thích cặn cẽ tại sao lại như thế thì sẽ làm rối các bạn và không cần thiết. Để hiểu rõ nó hoạt động trong thực tế như thế nào thì hãy chạy đoạn mã dưới đây!

void setup(){
  // khởi động cổng Serial ở baudrate 9600
  Serial.begin(9600);
  // Cài đặt các chân digital
  pinMode(8, INPUT_PULLUP); //INPUT_PULLUP chân button
  pinMode(3, OUTPUT); // OUTPUT chân led

}

void loop(){
  //đọc tín hiệu chân digital
  int sensorVal = digitalRead(8);
  //Xuất tín hiệu ra serial
  Serial.println(sensorVal);
 

  if (sensorVal == HIGH) { //nếu chưa nhấn
    digitalWrite(3, LOW); // tắt đèn
  }  else {  // nếu đã nhấn 
    digitalWrite(3, HIGH);// bật đèn
  }
}
lên
28 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Shortcut02 - Điều khiển Servo từ xa thông qua biến trở

Đây là loạt bài vắn tắt chia sẻ kinh nghiệm giúp các bạn có thể sử dụng các mudule cũng như tiếp cận code một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn smiley

Mục đích bài viết: Hướng dẫn điều khiển một Servo trong các dự án robot từ xa thông qua module NRF24 bằng biến trở cool

lên
14 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Lập trình Arduino trên mây với Arduino Create - Sự thay thế tạm thời cho Codebender

Như chúng ta đã biết, Arduino là một board mạch lập trình giúp những người yêu thích vọc vạch điện tử có thể làm nên những dự án ý nghĩa mà không cần qua bất cứ trường lớp chuyên môn nào cả. Vậy, ngoài việc lập trình trên máy tính trước đây, liệu có cách nào giúp chúng ta lập trình Arduino trên mây được hay không? Nếu là một người theo dõi Arduino.vn thường xuyên, thì chắc hẳn bạn biết đến Codebender. Tuy nhiên, vì các lý do về kinh phí hoạt động, codebender của chúng ta sẽ không còn cho phép biên dịch code miễn phí online vào cuối tháng 11/2016 nữa. Vậy, liệu đó có phải là dấu chấm hết cho cộng đồng chúng ta khi muốn biên dịch Arduino online? Câu trả lời là không, và tôi xin giới thiệu với bạn Arduino Create, một trình biên dịch Arduino IDE online của Arduino(dot)cc được phát triển sau codebender và cũng mới đi vào hoạt động trong năm 2016.

lên
16 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

ESP8266 kết nối Internet - Phần 1.1: ESP8266 đi thuê phòng ở khách sạn Socket Server

Ở bài viết Phần 1: Cài đặt ESP8266 làm một socket client kết nối tới socket server trong mạng LAN. Trong bài này, chúng ta đã làm mô hình một thiết bị ESP8266 kết nối vào Socket Server. Nhưng trong thực tế, Socket là một mô hình mạng có thể kết nối nhiều thiết bị với nhau. Và qua bài viết này, mình làm một ví dụ cho ESP8266 kết nối với một ESP8266 khác. Cùng khám phá nhé.

lên
6 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.