Bài 11: Xác định trạng thái của một nút nhấn (button) - INPUT_PULLUP

Nội dung chính, cần nắm

Tại bài viết Bài 3: Xác định trạng thái của một nút nhấn (button), bạn đã biết được cách để đọc tín hiệu từ một button bằng cách thiết đặt chân digital là INPUT. Hôm nay, ta cũng đào xới vấn đề đọc trạng thái của một nút nhấn, nhưng đi theo một hướng khác (không dùng điện trở như trong Bài 3). Cách làm này đơn giản hơn và thực tế thường được ứng dụng.

Phần cứng

Lắp mạch

Click vào ảnh để xem kích thước thật và lắp mạch bạn nhé

Lập trình và giải thích

Trước tiên, ta cần phải biết sự khác nhau của INPUT_PULLUPINPUT, nếu bạn chưa rõ thì cần tham khảo đường dẫn sau. Thực chất INPUT_PULLUP cũng như là INPUT thôi, nhưng cái điện trở mắc ngoài như ở INPUT được "thiết đặt sẵn" bên trong con vi điều khiển của Arduino và khi bạn pinMode một chân là INPUT_PULLUP thì bạn đã kích hoạt cái điện trở này lên. Và sau khi pinMode các chân digital là INPUT_PULLUP, nếu bạn digitalRead các chân này thì sẽ nhận được giá trị HIGH (điều này ngược lại với hướng dẫn tại bài 3). Nếu bạn nhấn button xuống thì chân  digitalRead sẽ trả về LOW. Bởi vì nguyên lý chỉ rất đơn giản như vầy thôi, nếu trong khuôn khổ bài viết này, tôi giải thích cặn cẽ tại sao lại như thế thì sẽ làm rối các bạn và không cần thiết. Để hiểu rõ nó hoạt động trong thực tế như thế nào thì hãy chạy đoạn mã dưới đây!

void setup(){
  // khởi động cổng Serial ở baudrate 9600
  Serial.begin(9600);
  // Cài đặt các chân digital
  pinMode(8, INPUT_PULLUP); //INPUT_PULLUP chân button
  pinMode(3, OUTPUT); // OUTPUT chân led

}

void loop(){
  //đọc tín hiệu chân digital
  int sensorVal = digitalRead(8);
  //Xuất tín hiệu ra serial
  Serial.println(sensorVal);
 

  if (sensorVal == HIGH) { //nếu chưa nhấn
    digitalWrite(3, LOW); // tắt đèn
  }  else {  // nếu đã nhấn 
    digitalWrite(3, HIGH);// bật đèn
  }
}
lên
28 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

ESP8266 kết nối Internet - Phần 1.1: ESP8266 đi thuê phòng ở khách sạn Socket Server

Ở bài viết Phần 1: Cài đặt ESP8266 làm một socket client kết nối tới socket server trong mạng LAN. Trong bài này, chúng ta đã làm mô hình một thiết bị ESP8266 kết nối vào Socket Server. Nhưng trong thực tế, Socket là một mô hình mạng có thể kết nối nhiều thiết bị với nhau. Và qua bài viết này, mình làm một ví dụ cho ESP8266 kết nối với một ESP8266 khác. Cùng khám phá nhé.

lên
6 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Hướng dẫn nạp file binary (.bin) cho ESP8266

Đôi khi chúng ta có file nạp cho chip .hex, hoặc các bạn làm xong một dự án trên board Arduino, các bạn không cần bootloader (nhất là chíp Atmega8), và các bạn muốn phát triển trên một bảng mạch riêng thì lúc đó ta sẻ nạp trực tiếp file .hex cho chip, và hôm nay mình sẻ hướng dẩn các bạn nào chưa biết một cách nạp file .hex (firmware) đơn giản và an toàn. Có rất nhiều cách nạp firmware các bạn có thể tìm hiểu trên Internet.

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.