Giới thiệu cảm biến ánh sáng và cách lập trình

Giới thiệu

Cảm biến ánh sáng sử dụng quang trở có khả năng thay đổi điện trở theo cường độ ánh sáng chiếu vào. Tín hiệu xuất ra của cảm biến là digital HIGH (5V) và LOW tượng trưng cho các trạng thái bật, tắt thiết bị điện tự động mà bạn không cần phải thao tác vào !

Mạch cảm biến ánh sáng dùng quang trở có ưu điểm

  • Nhỏ gọn.
  • Độ chính xác cao.
  • Các thành phần phụ như điện trở, tụ điện... cần thiết cho mạch đã được gắn đầy đủ. Bạn chỉ cần cấp nguồn, nối dây điều khiển vào rơ le là có thể tắt/mở bóng đèn hay các thiết bị điện khác theo cường độ ánh sáng chiếu vào cảm biến.
  • Giá thành thấp, khoảng 50.000 đồng.
  • Sử dụng điện áp chuẩn 5V tương thích với nền tảng Arduino.

 

Cảm biến ánh sáng có thể điều chỉnh được độ nhạy

Trên mạch có 1 biến trở 10K ohm dùng để điều chỉnh độ nhạy sáng:

  • Vặn về bên trái (nhìn theo hướng từ dưới lên quang trở): bạn sẽ tăng độ nhạy của cảm biến với ánh sáng: chỉ cần lượng ánh sáng nhỏ thì mạch sẽ tự ngắt.
  • Vặn về bên phải: bạn sẽ giảm độ nhạy của cảm biến với ánh sáng, cần lượng ánh sáng với cường độ mạnh hơn để ngắt mạch.

Lắp mạch và lập trình

Cảm biến này có thể sử dụng kết hợp với Arduino để lập trình bật tắt thay vì mạch Rơ-le nhé.

Cảm biến này là một dạng cảm biến Digital - tín hiệu xuất ra là giá trị Digital HIGH (5V) và LOW. Tại chân OUT, mạch trả về mức HIGH (5V) khi trời tối (cường độ ánh sáng chiếu vào thấp) và LOW nếu ngược lại.

Các bạn copy rồi dán vào Arduino nhé ^^

int cambien = 10;// khai báo chân digital 10 cho cảm biến

int Led = 8;//kháo báo chân digital 8 cho đèn LED

void setup (){

pinMode(Led,OUTPUT);//pinMode xuất tín hiệu đầu ra cho led

pinMode(cambien,INPUT);//pinMode nhận tín hiệu đầu vào cho cảm biê

}

void loop (){

int value = digitalRead(cambien);//lưu giá trị cảm biến vào biến value

digitalWrite(Led,value);//xuất giá trị ra đèn LED

}

Lời kết

Chúc bạn thành công!

lên
26 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Hướng dẫn sử dụng các loại module

Nếu bạn đang muốn thực hiện hóa ý tưởng của mình mà không biết dùng loại module nào? Hãy tham khảo các module trong danh sách sau

Các dự án được truyền cảm hứng

Bộ điều khiển PID - ứng dụng phần 2 - xe dò line dùng thuật toán PID

Tiép nối bài viết về xe dò line cảm ơn Đỗ Hữu Toàn đã viết hộ mình phần 4. hôm nay mình sẽ làm cho chiếc xe dò line đi mượt và có hồn hơn 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Shortcut02 - Điều khiển Servo từ xa thông qua biến trở

Đây là loạt bài vắn tắt chia sẻ kinh nghiệm giúp các bạn có thể sử dụng các mudule cũng như tiếp cận code một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn smiley

Mục đích bài viết: Hướng dẫn điều khiển một Servo trong các dự án robot từ xa thông qua module NRF24 bằng biến trở cool

lên
14 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Hướng dẫn sử dụng YOLO (You Only Look Once) - Nhận dạng hình ảnh vật thể với Raspberry Pi sử dụng YOLO

Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một cách nhận dạng hình ảnh mới nhất và đang hot hiện nay trên máy tính :)  đó chính là YOLO (You only look once) YOLO là một hệ thống phát hiện vật thể thời gian thực hiện đại nhất, bộ dữ liệu đa dạng cho phép chúng ta làm các dự án liên quan như: đếm số người trong một khu vực, nhận dạng đông vật nuôi, đếm số phương tiện giao thông...

 Ở bài này chúng ta sẽ chạy thử nghiệm nó trên Raspberry Pi cho các dự án nhận dạng ảnh đơn giản và không yêu cầu về mặt thời gian :) vì YOLO chủ yếu dùng cho các hệ thống máy tính mạnh, cấu hình cao . Hãy thử build nó lên Raspberry xem sao nhé ;)

lên
28 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.