Button - Nút bấm

Giới thiệu

Có lẽ chúng ta đã quá quen với các loại button, nút nhấn rồi. Tuy nhiên, có thể, chỉ có thể thôi nhé, bạn vẫn chưa biết hết về các loại nút nhấn phổ biến. Vì vậy, hôm nay, mình sẽ tổng hợp giúp bạn các loại button phổ biến và cách dùng của nó.

Button là gì?

Button là nút bấm, bạn có thể tìm thấy nó ở mọi thứ trong cuộc sống, chẳng hạn như cái nút trong bàn phím của bạn devil.

Các loại button

Button có rất nhiều loại, và mỗi loại lại có ứng dụng riêng của nó. Vì vậy, chỉ cần vận dụng hợp lý và sáng tạo các loại button - nút bấm, bạn sẽ làm nên những dự án cực heart.

1. Button (thường) (6mm hoặc 12mm)

Đây là loại button rất phổ biến, cũng như đèn LED, loại button này cũng có các kính thước cạnh 6mm hoặc 12m. Loại 6mm hay được dùng trong các dự án nhỏ và loại còn lại dùng cho các dự án bự hơn và cần nút to để ngầu hơn. Mình thì cực thích loại 12mm vì nó to, dễ hàn và bấm sướng tay, không đau tay như loại 6mm. Và giá thành thì khá rẻ, loại 6mm có giá khoảng 1500 dồng và 2500 đồng cho loại 12mm.

Nút nhấn 6mm

Nút nhấn 12mm

Loại này tuy là 4 chân, nhưng thực chất cũng chỉ là 2 chân mà thôi, bạn xem hình dưới là rõ ngay.

Ngoài ra, vì có 4 chân nên nó khá vững chãi và rất khó hư!

2. Button dán (button smd)

Loại này khá là nhỏ, chỉ 2-3mm, vì vậy rât phù hợp cho những mạch yêu cầu về kích thước, bạn có thể tìm thấy nó trên con Promini, nó chính là nút reset cho chú Arduino Promini đấy!

3. Nút bấm PLC

Những loại nút bấm này thường được dùng để chế tạo những đồ trong công nghiệp, hoặc những máy móc to bự cần bấm nhiều và cần đèn trạng thái. Nói một cách nôm na, nút bấm PLC là nút nút bấm bự với một cái đèn bên dưới nút bấm. Loại này đôi trhi có đèn, đôi khi lại không. Với loại không có đèn thì cũng có 2 chân như các loại ở trên, còn loại có đèn thì có đến 4 chân (2 chân của button, 1 chân dương và 1 chân âm của led). Sau đây là hình ảnh về nó.

Loại này là loại không có LED, chỉ có 2 chân

Cách sử dụng nút nhấn

Bạn hãy xem bài viết Bài 3: Xác định trạng thái của một nút nhấn (button), quocbao đã nói rất kĩ cách sử dụng button tại bài viết này.

Kết

Thực sự thì còn nhiều loại button lắm, mình chỉ liệt kê 3 loại phổ biến nhất mà chúng ta sẽ gặp trong cuộc sống và thường được sử dụng trong các dự án. Chúc các bạn thành công!

 

lên
20 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Bộ điều khiển PID - ứng dụng phần 2 - xe dò line dùng thuật toán PID

Tiép nối bài viết về xe dò line cảm ơn Đỗ Hữu Toàn đã viết hộ mình phần 4. hôm nay mình sẽ làm cho chiếc xe dò line đi mượt và có hồn hơn 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

for

Hàm for có chức năng làm một vòng lặp. Vậy vòng lặp là gì? Hãy hiểu một cách đơn giản, nó làm đi làm lại một công việc có một tính chất chung nào đó. Chẳng hạn, bạn bật tắt một con LED thì dùng digitalWrite xuất HIGH delay rồi lại LOW rồi lại delay. Nhưng nếu bạn muốn làm nhiều hơn 1 con LED thì mọi đoạn code của bạn sẽ dài ra (không đẹp và khi chỉnh sửa thì chẳng lẻ ngồi sửa lại từng dòng?

lên
24 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

kMiniRouter - Kết nối Wifi từ cổng LAN cho máy tính nhúng Orange Pi, Raspberry Pi,...

Nhận thấy có rất nhiều bạn khó khăn khi mới bắt đầu với Orange Pi hay Raspberry Pi. Trong đó, vấn đề kết nối vào mạng wifi là vấn đề thường xuyên gặp phải. Nhất là trong các dự án yêu cầu phải thay đổi wifi thường xuyên. Nhận thấy vấn đề này, mình đã viết nên open source kMiniRouter để giúp các bạn kết nối mạng dễ dàng qua Wifi từ chính cổng LAN của máy tính nhúng.

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.