Button - Nút bấm

Giới thiệu

Có lẽ chúng ta đã quá quen với các loại button, nút nhấn rồi. Tuy nhiên, có thể, chỉ có thể thôi nhé, bạn vẫn chưa biết hết về các loại nút nhấn phổ biến. Vì vậy, hôm nay, mình sẽ tổng hợp giúp bạn các loại button phổ biến và cách dùng của nó.

Button là gì?

Button là nút bấm, bạn có thể tìm thấy nó ở mọi thứ trong cuộc sống, chẳng hạn như cái nút trong bàn phím của bạn devil.

Các loại button

Button có rất nhiều loại, và mỗi loại lại có ứng dụng riêng của nó. Vì vậy, chỉ cần vận dụng hợp lý và sáng tạo các loại button - nút bấm, bạn sẽ làm nên những dự án cực heart.

1. Button (thường) (6mm hoặc 12mm)

Đây là loại button rất phổ biến, cũng như đèn LED, loại button này cũng có các kính thước cạnh 6mm hoặc 12m. Loại 6mm hay được dùng trong các dự án nhỏ và loại còn lại dùng cho các dự án bự hơn và cần nút to để ngầu hơn. Mình thì cực thích loại 12mm vì nó to, dễ hàn và bấm sướng tay, không đau tay như loại 6mm. Và giá thành thì khá rẻ, loại 6mm có giá khoảng 1500 dồng và 2500 đồng cho loại 12mm.

Nút nhấn 6mm

Nút nhấn 12mm

Loại này tuy là 4 chân, nhưng thực chất cũng chỉ là 2 chân mà thôi, bạn xem hình dưới là rõ ngay.

Ngoài ra, vì có 4 chân nên nó khá vững chãi và rất khó hư!

2. Button dán (button smd)

Loại này khá là nhỏ, chỉ 2-3mm, vì vậy rât phù hợp cho những mạch yêu cầu về kích thước, bạn có thể tìm thấy nó trên con Promini, nó chính là nút reset cho chú Arduino Promini đấy!

3. Nút bấm PLC

Những loại nút bấm này thường được dùng để chế tạo những đồ trong công nghiệp, hoặc những máy móc to bự cần bấm nhiều và cần đèn trạng thái. Nói một cách nôm na, nút bấm PLC là nút nút bấm bự với một cái đèn bên dưới nút bấm. Loại này đôi trhi có đèn, đôi khi lại không. Với loại không có đèn thì cũng có 2 chân như các loại ở trên, còn loại có đèn thì có đến 4 chân (2 chân của button, 1 chân dương và 1 chân âm của led). Sau đây là hình ảnh về nó.

Loại này là loại không có LED, chỉ có 2 chân

Cách sử dụng nút nhấn

Bạn hãy xem bài viết Bài 3: Xác định trạng thái của một nút nhấn (button), quocbao đã nói rất kĩ cách sử dụng button tại bài viết này.

Kết

Thực sự thì còn nhiều loại button lắm, mình chỉ liệt kê 3 loại phổ biến nhất mà chúng ta sẽ gặp trong cuộc sống và thường được sử dụng trong các dự án. Chúc các bạn thành công!

 

lên
20 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Điều khiển 8 đèn LED qua wifi, sử dụng Arduino và ESP8266

Với mục đích giúp các bạn tiếp cận với các thiết bị IOT gần hơn. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn viết chương trình điều khiển 8 LED qua mạng wifi. Và hơn thế nữa, nếu kết hợp với VPN hoặc mở port thì chúng ta có thể làm hơn thế nữa!

lên
48 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Code Arduino trên MÂY, bạn có muốn thử hay không?

Từ trước đến giờ, mỗi khi muốn lập trình một bé Arduino, bạn cần phải chuẩn bị driver cho Arduino (hiển nhiên buộc phải có, vì phải giao tiếp với thiết bị ngoại vi là mạch Arduino) và phần mềm lập trình Arduino IDE. Và khi bạn muốn chia sẻ code của mình cho bạn của mình thì cách đơn giản nhất là gửi file sketch cho họ, hoặc nếu cao cấp hơn là sử dụng github hoặc bitbucket (tất nhiên là phải include các thư viện bên thứ ba nếu có). Vậy vấn đề đặt ra trong ngày hôm nay là, liệu có cách nào để có thể chia sẻ sketch của mình với bạn bè và lớn hơn nữa là với cộng đồng Arduino trên thế giới (nói chung) và Việt Nam (nói riêng) hay không?

Và mình đã tìm ra câu trả lời, và không những thế, câu trả lời còn vượt ra ngoài sức mong đợi của chúng ta.

lên
20 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Tự học Arduino

Các bài viết trong trang này đều đã được BQT cùng các bạn Cộng tác viên đánh giá và lựa chọn để cho các bạn trẻ kể cả mới bắt đầu hay đã có kinh nghiệm có thể dùng được. Hãy lưu giữ bài viết này như bản đồ hướng các bạn đến những điều hay ho trong Cộng đồng angel.

lên
601 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.