Bài 1: Một chương trình trên Arduino cần tối thiểu những gì?

Nội dung chính, cần nắm

Trong bài viết này, tôi muốn chỉ cho các bạn biết để viết một chương trình Arduino, bạn cần chuẩn bị TỐI THIỂU những điều gì!

Trong một chương trình Arduino, bạn cần có tối thiểu 2 hàm hệ thống chính, bắt buộc phải có, không có là không được. Đó là setup() loop()

Yêu cầu phần cứng

  • Mạch Arudino Uno

Mạch

Trong ví dụ này chỉ yêu cầu bạn có duy nhất một mạch Arduino Uno đã kết nối với máy tính (trước đã đã cài driver)!

Code

Hàm setup()loop() hoạt động như thế nào xin bạn vào đây.

Các đoạn chữ nằm sau dấu // được gọi là phần comment của đoạn code và trình biên dịch sẽ không dịch những phần code nằm trong một hàng tính từ dấu //. Chúng ta nên dùng // để ghi lại nhiệm vụ của hàm đó, giúp cho việc ghi nhớ hàm tốt hơn

void setup() {
 // toàn bộ đoạn code nằm trong hàm này chỉ được chạy duy nhất một lần khi chạy chương trình

}

void loop() {
  // lặp lại mãi mãi sau khi chạy xong setup()
 
}

 

lên
121 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

"Độ hoàn toàn" một cổng Terminal RS-232 mà không sử dụng jack 3.5mm

Ở Việt Nam, việc một bạn học sinh mua một mạch Intel Galileo khá là khó. Trong đó, khó nhất là tiền để mua một mạch Intel Galileo, tuy nhiên, khi mua được mạch về, việc bạn có sử dụng hết chức năng của Intel Galileo hay không là một việc khác. Cái hay nhất, theo tớ nghĩ trên Intel Galileo, mà Arduino không có và bạn khó tiếp cận nhất đó là hệ điều hành Linux. Thực sự thì có nhiều cách để vào Linux của Intel Galileo. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cài một hệ điều hành xịn như Debian để biến Intel Galileo trở thành một "máy tính" siêu "xịn" thì bạn buộc phải dùng tới cổng RS - 232. Nếu ở các trung tâm công nghệ lớn thì bạn có thể dễ dàng tìm mua các cổng "RS-232 to DB9" để dễ dàng làm theo các bài hướng dẫn trước. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ tiếp cận với một cách khác mà tớ đã sử dụng để giải quyết bài toán không có cáp "RS-232 to DB9".

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Bài 2: Attiny13 - Trợ thủ đắc lực của Arduino - Lập trình nó?

Attiny13 là một vi điều khiển cực kỳ nhỏ (chỉ có 8 chân) và 1 KB Flash. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể làm được rất nhiều thứ trên nó. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về con ATTiny13 này, sau đó là tìm hiêu cách lập trình để làm 1 đèn LED nhấp nháy!

Bài viết này cũng không quá khó, bạn chỉ cần tập trung vào các định nghĩa, bookmark bài viết này (để xem cách mắc mạch),...

lên
33 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.