Hướng dẫn sử dụng gói nano - Trình sửa file nổi tiếng trong thế giới linux (Raspberry Pi, Intel Galileo, Intel Edison)

Mô tả dự án: 

Khi đăng nhập vào linux server qua ssh bạn sẽ phải cần đến một text editor để sửa chữa các file cấu hình, file html, các file script .... Có rất nhiều text editor như vi, emacs, ... Tuy nhiên với các editor này bạn sẽ phải mất nhiều thời gian để thông thạo. Riêng với nano thì lại quá dễ để làm quen và sử dụng. Hôm nay bạn sẽ sử dụng nano thành thạo ngay!

Cài đặt nano?

Bạn không cần phải cài đặt nano, bất cứ hệ điều hành nào ở thời điểm hiện tại lúc mình viết bài đều có sẵn nano!

Làm thế nào để dùng nano?

Đơn giản lắm bạn ơi, chỉ cần thuộc các phím tắt là được. Nó cũng dùng phím Ctrl và Alt như bạn dùng trên Windows vậy, nhưng nó một chút thay đổi xíu, làm quen tí là ok. Mình sẽ giúp bạn làm theo theo cách dễ nhất nhé.

Tạo file mới hoặc mở file đã có

nano <tên file>

Ví dụ:

nano ToiyeuRaspi.txt

Nếu file ToiyeuRaspi.txt đã có thì nó sẽ mở file đó và cho bạn chỉnh sửa nếu bạn có quyền, còn nếu file không tồn tại thì nó sẽ tạo file mới!

Ví dụ mình sẽ tạo file mới.

Một số quy ước

Để di chuyển con trỏ trong nano bạn sử dụng các phím : Lên, xuống, trái, phải.

Như bạn thấy trong hình bên dưới khung làm việc có bảng hướng dẫn các phím tắt trong nano editor.

Quy ước trong nano dấu "^" có nghĩa là phím Ctrl trong Windows, M có nghĩa là Alt trong Windows

Ví dụ nếu trợ giúp viết ^X thì bạn phải giữ phí Ctrl và nhẫn phím X

Lưu và thoát

Nếu bạn muốn lưu lại các thay đổi, Nhấn tổ hợp phím Ctrl + O.

Để thoát khỏi nano nhấn Ctrl + X, khi thoát khỏi file đã có nội dung trước và bạn thay đổi nội dung, editor sẽ hỏi bạn có muốn save không? Nếu muốn gõ Y, ngược lại gõ N và Enter.

Trường hợp nếu bạn xác nhận nhầm thao tác save, bạn có thể nhấn tổ hợp Ctrl + C khi xuất hiện màn hình tên file.

Cut và paste

Cut và paste

Để cut một dòng bạn sử dụng Ctrl + K, để paste dòng đó bạn sử dụng Ctrl + U.

Để chọn nhiều dòng trong nano editor bạn có thể sử dụng Ctrl + 6 hoặc Alt + A rồi di chuyển lên xuống.

Tìm kiếm (search) trong nano editor

Trong nano để search bạn nhấn Ctrl + W và gõ từ cần tìm và Enter, nếu bạn chưa tìm được dòng bạn muốn và muốn tiếp tục đến dòng khác gõ Alt + W

Hiển thị số dòng trong nano editor

Có 2 cách để hiển thị

  1. Thiết lập khi mở file bằng cách truyền tham số -c
    • ​​nano ToiyeuArduino.txt -c
  2. Nhấn Ctrl + c để hiển thị dòng hiện tại

Lời kết

Chúc các bạn thành công. Hôm sau mình sẽ chỉ thêm cho các bạn cách dùng vi (vim). Mình thấy vim nó tiện hơn cho dân dev, vì nhìn nó không có nhiều chữ không liên quan đến cái chúng ta đang làm. Dân dev thực sự sẽ chỉ tin dùng vim như mình mà thôi. Bài này mình viết cho newbie có cái nhìn dễ hơn với raspberry pi. Nhưng khuyên thật lòng, đã chơi linux thì phải chơi vi, vim chứ không chơi nano nhé!

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Intel Edison là gì? Cùng bắt đầu với tôi nào.

Mới có cơ hội được vọc Intel Edison từ chị gái nên hôm nay mình tranh thủ viết bài review về nó để các bạn cùng có cái nhìn chung về board Intel Edison này. Tiếc là mình đang không có máy ảnh + điện thoại trong tay nên sẽ dùng ảnh trên mạng để trình bày nhé. Mình sẽ hướng dẫn các bạn bắt đầu với mạch này từ những bước đơn giản đầu tiên. Hy vọng qua bài viết này, newbie sẽ có cái nhìn toàn diện hơn với Intel Edison.

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Software Serial - Giao tiếp giữa Arduino và nhiều mạch Serial khác - Truyền tải trung gian giữa một mạch khác qua giao tiếp Serial

Có thể nói Serial là một trong những phương thức giao tiếp đơn giản nhất trong môi trường Serial. Vì bạn chỉ cần 2 dây và cách thức truyền dữ liệu của nó lại giống hệt stream trong các ngôn ngữ lập trình. Nhưng thật đáng tiết, con Arduino Uno chỉ có duy nhất một cổng Serial được phần cứng hỗ trợ sẵn (Mega thì 3). Vì vậy, nếu bạn muốn giao tiếp với nhiều module Serial thì đó là một chuyện không thể. Và đó chính là lý do vì sao thư viện Software Serial ra đời. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm cách giao tiếp giữa 2 mạch Arduino thông qua Serial và một ví dụ về chuyển tiếp giá trị của một module giao tiếp qua Serial với thư viện này.

lên
25 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.