Bài 05: Thay đổi độ sáng của đèn, hay làm mờ nó, có khó không?

Nội dung chính, cần nắm

Hôm nay chúng sẽ tìm hiểu cách sử dụng các chân digital để xuất giá trị analog và ứng dụng chúng trong việc làm thay đổi độ sáng của đèn (làm mờ đèn) nhé!

Bạn cần xem các bài viết về xung PWManalogWrite() để mau chóng hiểu rõ những đoạn code trong bài học này. Đừng ngại, hãy kiên trì nhé!

Phần cứng

Lắp mạch

Lưu ý những chân digital có dấu ~ phía trước và những chân analog mới hỗ trợ analogWrite, bạn nhé!

int led = 6;           // cổng digital mà LED được nối vào
int brightness = 0;    // mặc định độ sáng của đèn là 
int fadeAmount = 5;    // mỗi lần thay đổi độ sáng thì thay đổi với giá trị là bao nhiêu


void setup()  {
  // pinMode đèn led là OUTPUT
  pinMode(led, OUTPUT);
}

void loop()  {
  //xuất giá trị độ sáng đèn LED
  analogWrite(led, brightness);    

  // thay đổi giá trị là đèn LED
  brightness = brightness + fadeAmount;

  // Đoạn code này có nghĩa nếu độ sáng == 0 hoặc bằng == 255 thì sẽ đổi chiều của biến thay đổi độ sáng. Ví dụ, nếu đèn từ sáng yếu --> sáng mạnh thì fadeAmount dương. Còn nếu đèn sáng mạnh --> sáng yếu thì fadeAmmount lúc này sẽ có giá trị âm
  if (brightness == 0 || brightness == 255) {
    fadeAmount = -fadeAmount ;
  }    
  //đợi 30 mili giây để thấy sự thay đổi của đèn
  delay(30);                            
}
lên
58 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Vấn đề của số chấm động và số nguyên trong ngôn ngữ lập trình C++ trên board mạch Arduino

Có bao giờ bạn tự hỏi: "Dự án của mình làm tốt thế này, chạy ngon lành rành rành thế này, chắc không có bugs đâu?". Thực sự, nếu dự án của bạn không có phần xử lý số thực chấm động trong đó thì mình nghĩ phần code của bạn sẽ hoạt động ngon lành theo thời gian. Nhưng mà có số thực thì từ từ, chúng ta cần xét lại code. Trước đây, có một số bạn nhắn tin riêng hỏi mình về code với điểm chung là "code mình chạy ngon lành lúc đầu, sau đó bị lỗi, không rõ nguyên nhân". Loại trừ các phần code logic sai ra, thì hầu hết đều là do lỗi khi xử lý số chấm động mà không quan tâm đến nền tảng lập trình bên dưới! Mà cũng đúng, chúng ta rất dễ bị đánh lừa bởi chính đoạn code chúng ta viết. Vì nó có báo lỗi biên dịch đâu mà, kaka. Qua bài viết này, mình muốn phân tích và cùng các bạn rút kinh nghiệm về số chấm động float, cách hạn chế lỗi sai với số chấm động.

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.