HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INUT CẢM BIẾN VỚI MODULE 2 RELAY, CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ DS18B20 VÀ ĐIỀU KHIỂN THÔNG QUA INTERNET

Mô tả dự án

Làm cách nào để theo dõi nhiệt độ trong một không gian nhỏ ví dụ như nhà của bạn? làm cách nào để bạn có thể điều khiển các thiết bị trong nhà bật tắt theo ý muốn của bạn thông qua internet?

Inut cảm biến sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Hôm này tụi mình sẽ cùng bạn làm một dự án nhỏ là giám sát nhiệt độ và điều khiển đóng mở qua internet nha,bạn có thể tùy biến thêm,lần này mình dùng 2 cảm biến nhiệt độ DS18B20 và module 2 relay.

I. Những Thứ Bạn Cần Chuẩn Bị

Phần Cứng

Cách Nối Dây:

B1: lắp INut cảm biến lên board Arduino UNO

B2: Kết Nối 2 cảm biến DS18B20 theo sơ đồ sau:

DS18B20 (1)

DS18B20 (2)

INut Cảm Biến

Relay

VCC

VCC

5V

VCC

GND

GND

GND

GND

Chân tín hiệu

 

2

 

 

Chân tín hiệu

3

 

 

 

8

IN1

 

 

9

IN2

 

B3: (bước này quan trọng này,bạn không làm đừng hỏi sao nhiệt độ toàn -127 hehe)

Sử dụng điện trở nối chân VCC và chân tín hiệu của cảm biến DS18B20 lại với nhau. Chúng ta có 2 cảm biến => sử dụng 2 con trở.

Phần Mềm:

  • Trên điện thoại di động:
    • iNut - Công tắc wifi (các bạn search trong apple store hoặc google play từ khóa inut là ra). Tải về trên Apple Store, tải về ở Google Play.
  • Trên máy tính:

Nếu bạn chưa biết,tham khảo bài biết này: http://arduino.vn/i

II. Các Cài Đặt Khác:

III. Lập Trình:

Bạn cần chuẩn bị thư viện sau:

Code Arduino:

#include <iNut.h>
#include <OneWire.h>
#include <DS18B20.h>
#include <DallasTemperature.h>


#define OFF HIGH
#define ON  LOW
// vì relay kích mức thấp nên sẽ ngược lại
#define ONE_WIRE_BUS_1 2 // khai báo chân cho cảm biến DS18B20
#define ONE_WIRE_BUS_2 3 // khai báo chân cho cảm biến DS18B20

iNut sensor;
OneWire oneWire_1(ONE_WIRE_BUS_1);
OneWire oneWire_2(ONE_WIRE_BUS_2);
DallasTemperature sensor_tem_1 (&oneWire_1);
DallasTemperature sensor_tem_2 (&oneWire_2);


const byte RELAY[2] = {9,8}; //Chân digital của relay

void setup() {
  // put your setup code here, to run once:
  //wdt_disable();
  Serial.begin(9600);
  sensor.setup(4);// có 4 luồng cảm biến
  sensor_tem_1.begin();
  sensor_tem_2.begin();
  for (int i = 0; i < 2; i++){
    pinMode (RELAY[i],OUTPUT);
    digitalWrite(RELAY[i],OFF); // tắt tất cả relay khi reset hoặc khi mới bật
}
//wdt_enable(WDTO_8S);
  sensor.addCommand("RELAY",RelayFunction);
  Serial.println("Sẵn sàng nhận lệnh: ");
}

void RelayFunction()
{
    char* arg0 = sensor.next();
    char* arg1 = sensor.next();
    if (arg0 == NULL || arg1 == NULL)
        return;
    byte num = atoi(arg0);
    if (strcmp(arg1, "ON") == 0) { //nếu tham số 1 là ON. RELAY ON. Thì bật
        digitalWrite(RELAY[num], ON);
        Serial.println(F("Relay bật"));
    }
    else if (strcmp(arg1, "OFF") == 0) { // RELAY OFF. Thì tắt
        digitalWrite(RELAY[num], OFF);
        Serial.println(F("Relay tắt"));
    }
    else {
        Serial.println(F("Khong nam trong tap hop lenh"));
    }
}

void loop() {
    // put your main code here, to run repeatedly:
    Serial.println("Arduino.vn");
    Serial.print("Nhiet do cam bien 1: ");
    Serial.println(sensor_tem_1.getTempCByIndex(0));
    Serial.print("Nhiet do cam bien 2: ");
    Serial.println(sensor_tem_2.getTempCByIndex(0));
  sensor_tem_1.requestTemperatures();  
  sensor_tem_2.requestTemperatures();  
  
  for (byte i = 0; i < 2; i++) {
        sensor.setValue(i,1 - digitalRead(RELAY[i]));   // gửi trạng thái lên gause 
  }       
  sensor.setValue (2,sensor_tem_1.getTempCByIndex(0)); // gửi nhiệt độ lên internet
  sensor.setValue (3,sensor_tem_2.getTempCByIndex(0));
sensor.loop();
}

Code Node - RED: http://localhost:1880/#flow/891bb18c.71f9b

Giao diện làm việc: http://localhost:1880/ui

IV. Kết Quả Của Ngày Hôm Nay 

https://ideone.com/P1dQb1

Chúc các bạn thành công!

Youtube: 
lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INUT CẢM BIẾN VÀ NODE RED IDE ĐỂ HIỆN THỊ BIỂU ĐỒ THỜI TIẾT

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ cùng các bạn làm một ví dụ điển hình về thế mạnh của iNut Node - RED IDE. Đặt vấn đề đơn giản thế này, nếu bây giờ các bạn muốn làm một giao diện về biểu đồ ( biểu đồ gió, mưa, lưu lượng nước v.v..) thì sao nhỉ, với những bạn không phải chuyên về làm phần mềm hay làm web mà chỉ quen làm phần cứng (như mình) thì ôi thôi, vấn đề làm front-end, back-end cho web nó quá xa vời với mình, chưa kể còn đồng bộ dữ liệu theo thời gian thực, v.v.. Suy nghĩ mới tới đó là thấy có quá nhiều rào cản để một hardware-er như tụi mình muốn làm một dự án IOT nhỏ để giám sát bằng biểu đồ. 

Nhưng, với iNut Node - RED IDE, bạn sẽ không phải lo lắng vấn đề giao diện nữa, chỉ cần những khối lệnh kéo thả đơn giản là bạn đã có thể làm ra một giao diện đơn giản để giám sát rồi. Thần kì phải không nào, trong bài viết lần này, mình sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng iNut cảm biến và iNut Node RED - IDE để làm việc này. Bắt tay vào làm nhé.

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

LÀM MỘT BỘ SMS GATEWAY IOT, BẠN THỬ CHƯA?

Module nhắn tin,gọi điện thoại qua sim thì có lẽ đã quá quen thuộc với bạn rồi. Vậy có bao giờ các bạn nghĩ đến ngày chúng ta sẽ làm một cái giao diện web nhỏ để nhắn tin, gọi điện thoại ở bất cứ đâu mà không cần phải mang theo cái module sim chưa? Lấy một ví dụ cụ thể hơn nha, bạn làm một dự án lớn và sử dụng module sim để nhắn tin báo cáo về điện thoại của bạn, nhưng bạn chỉ biết được trong sim đó còn bao nhiêu tiền nếu bạn ở gần nó, vậy nếu bạn đi Hà Nôi du lịch mà dự án của bạn lại ở Bình Dương thì sao nhỉ? 

Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm một bộ SMS GateWay IOT với iNut cảm biến nha. Nhờ dự án nhỏ này, bạn có thể biết được tiền hiện tại trong tài khoản của mình, nạp tiền điện thoại hay nhắn tin từ xa thông qua internet mà không cần phải ở cạnh Board sim. Cùng bắt tay vô làm thôi.

lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.