Giới thiệu Servo SG90 và cách điều khiển bằng biến trở

1. Giới thiệu

Servo là một dạng động cơ điện đặc biệt. Không giống như động cơ thông thường cứ cắm điện vào là quay liên tục, servo chỉ quay khi được điều khiển (bằng xung PPM) với góc quay nằm trong khoảng bất kì từ 0o - 180o. Mỗi loại servo có kích thước, khối lượng và cấu tạo khác nhau. Có loại thì nặng chỉ 9g (chủ yếu dùng trên máy bay mô mình), có loại thì sở hữu một momen lực bá đạo (vài chục Newton/m), hoặc có loại thì khỏe và nhông sắc chắc chắn,... 

Bạn muốn tự làm app android điều khiển Servo qua Internet?!? Bơi vào xem ngay.

Động cơ servo được thiết kế những hệ thống hồi tiếp vòng kín. Tín hiệu ra của động cơ được nối với một mạch điều khiển. Khi động cơ quay, vận tốc và vị trí sẽ được hồi tiếp về mạch điều khiển này. Nếu có bầt kỳ lý do nào ngăn cản chuyển động quay của động cơ, cơ cấu hồi tiếp sẽ nhận thấy tín hiệu ra chưa đạt được vị trí mong muốn. Mạch điều khiển tiếp tục chỉnh sai lệch cho động cơ đạt được điểm chính xác. Các động cơ servo điều khiển bằng liên lạc vô tuyến được gọi là động cơ servo RC (radio-controlled). Trong thực tế, bản thân động cơ servo không phải được điều khiển bằng vô tuyến, nó chỉ nối với máy thu vô tuyến trên máy bay hay xe hơi. Động cơ servo nhận tín hiệu từ máy thu này.

Hình 1: Loại micro servo Tower Pro 9g phổ biến

Hình 2: Bên trong một micro servo

2. Lắp mạch

Chuẩn bị

Hình 3: Sơ đồ mạch breadboard

Thư viện Servo đã có sẵn trong hệ thống thư viện mặc định của Arduino nên bạn không cần phải download một thư viện mới về.

Copy và dán code sau

#include <Servo.h>      // Thư viện điều khiển servo

// Khai báo đối tượng myservo dùng để điều khiển servo
Servo myservo;          

int bientro = A0;       // Khai báo chân analog đọc biến trở điều khiển servo
int servoPin = 9;       // Khai báo chân điều khiển servo

void setup ()
{
    // Cài đặt chức năng điều khiển servo cho chân servoPin
    myservo.attach(servoPin); 
    
    Serial.begin(9600); // Mở giao tiếp Serial ở baudrate 9600
}

void loop ()
{
    int value = analogRead(bientro);// Đọc giá trị biến trở
    
    // Chuyển giá trị analog (0-1023) đọc được từ biến trở sang số đo độ (0-180độ)
    // dùng để điều khiển góc quay cho servo
    int servoPos = map(value, 0, 1023, 0, 180);
    
    // Cho servo quay một góc là servoPos độ
    myservo.write(servoPos);
    
    Serial.println(servoPos);
    
    delay(100);
}

3. Kết luận

Bạn hoàn toàn có thể làm rất nhiều thứ với Servo. Theo tớ được biết,  Servo được dùng trong dự án kBOT - Wifi Robot đã được tác giả Ngô Huỳnh Ngọc Khánh dùng trong việc điều chỉnh camera,  cánh tay robot và radar địa hình. Còn bạn thì sao? Hãy dùng Arduino UNO R3 và Servo làm nên những ứng dụng độc đáo!

Đừng quên một chai nước ngọt khi bí nhé!

lên
46 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Hướng dẫn sử dụng các loại module

Nếu bạn đang muốn thực hiện hóa ý tưởng của mình mà không biết dùng loại module nào? Hãy tham khảo các module trong danh sách sau

Các dự án được truyền cảm hứng

Bộ điều khiển PID - ứng dụng phần 2 - xe dò line dùng thuật toán PID

Tiép nối bài viết về xe dò line cảm ơn Đỗ Hữu Toàn đã viết hộ mình phần 4. hôm nay mình sẽ làm cho chiếc xe dò line đi mượt và có hồn hơn 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Shortcut01 – Truyền thông số giữa hai module RF 315Mhz

Đây là loạt bài vắn tắt chia sẻ kinh nghiệm giúp các bạn có thể sử dụng các mudule cũng như tiếp cận code một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn smiley.

Mục đích bài viết: Hướng dẫn cách truyền các truyền và nhận giá trị từ cảm biến hoặc một biến số thay đổi giữa hai mạch 315Mhz (433Mhz) cool

lên
16 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Hướng dẫn sử dụng YOLO (You Only Look Once) - Nhận dạng hình ảnh vật thể với Raspberry Pi sử dụng YOLO

Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một cách nhận dạng hình ảnh mới nhất và đang hot hiện nay trên máy tính :)  đó chính là YOLO (You only look once) YOLO là một hệ thống phát hiện vật thể thời gian thực hiện đại nhất, bộ dữ liệu đa dạng cho phép chúng ta làm các dự án liên quan như: đếm số người trong một khu vực, nhận dạng đông vật nuôi, đếm số phương tiện giao thông...

 Ở bài này chúng ta sẽ chạy thử nghiệm nó trên Raspberry Pi cho các dự án nhận dạng ảnh đơn giản và không yêu cầu về mặt thời gian :) vì YOLO chủ yếu dùng cho các hệ thống máy tính mạnh, cấu hình cao . Hãy thử build nó lên Raspberry xem sao nhé ;)

lên
28 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.